Cẩm nang du lịch

Bánh ít lá gai Bình Định đặc sản miền đất võ

Chia sẻ trên
5/5 - (560 bình chọn)

Nguồn gốc Bánh Ít Lá gai Bình Định

Bánh ít Lá Gai Bình Định có nguồn gốc từ Thời Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh đuổi giặc Ân. Nhân dịp năm mới đức vua đã cho tổ chức cuộc thi nấu các món ăn ngon. Chàng Lang Liêu, hoàng tử thứ 18 của nhà vua . Chàng với tài năng của mình đã giành chiến thắng với 2 món ngon rất độc đáo: Bánh chưng và bánh giầy. Một loại bánh tượng trưng cho Trời và một loại bánh đại diện cho đất.

Bánh ít lá gai Bình Định

Lúc này, nàng út của nhà vua là Mỵ Nương cũng học anh mình và làm được loại bánh ngon không thua kém. Nàng lấy cái bánh giầy có nhân đậu xanh rồi bọc lá để dâng lên vua cha. Vua hùng ăn rồi khen ngon, nên mới gọi loại bánh này là “út ít” . Chữ “Út Ít” là do đọc trại bằng “ít” mà ra.

Cũng nhờ này, món bánh đã lưu truyền sâu rộng trong dân gian. Mỗi địa phương đều có một sự sáng tạo riêng biệt để khiến cho món bánh trở nên độc đáo.

Hương vị và hình dáng bánh ít lá gai

Ai đã một lần đến vùng đất võ – Bình Định và được thưởng thức bánh lá gai chắc hẳn không bao giờ quên hương vị đặc trưng cùng độ tươi ngon của chúng. Ban đầu đây là đặc sản của người Bình Định về sau cách làm này phát triển rộng khắp vùng ven biển miền Trung và trở thành đặc sản quốc gia. Tuy nhiên bánh ít lá gai Bình Định rất đặc trưng và có hương vị ngon

Bánh ít lá gai

Hương vị chuẩn trời đất

Bánh ít là thứ bánh dân dã, thường được gói bằng gạo nếp, nên dùng loại nếp mới, ngon, độ dẻo vừa phải. Người ta cũng có thể thay thế gạo nếp bằng bột khoai mì, bột củ sắn. .. khẩu vị có khác nhau những đều khiến món ăn trở nên ngon và phong phú.

Vỏ bánh đen nhánh, bọc chặt lấy nhân, khi ăn thật mềm, thật ngọt mà không dính răng. Ngoạm một miếng, nhai mà nghe chút chát của lá, cảm nhận vị ngọt của thịt, vị dẻo của gạo nếp, độ ngậy của trứng, vị bùi của lạc và hương cay thơm của ớt, mới thấy được cái tinh tuý của ẩm thực Việt Nam.

Nhân Bánh

Làm bánh ít không khó, tuy nhiên cần phải có một chút tinh tế, nhìn vào bánh người ăn sẽ thấy được vị ngon ngọt của nó qua kỹ thuật gói. Bánh ít ngon là bánh dẻo nhưng không dính miệng, ăn một miếng đầu lưỡi sẽ thấy ngay vị ngọt lịm của đường, hương thơm của gạo nếp, vị béo của khoai môn hoặc vị bùi của đậu xanh cùng mùi thoang thoảng của lá chuối, tất cả đều tạo một cảm giác khoái khẩu và thật đặc biệt.

Hình dáng bánh Ít Lá Gai Bình Định

“Muốn ăn bánh ít lá gai

Lấy chồng Bình Định sợ dài đường đi..” 

Bánh ít là loại bánh của Bình Định – từ cách chế biến đến mùi vị đều rất đặc biệt. Bánh có hình tròn, đáy vuông, dẹt và nhọn lên tới ngọn. Nếu có một vài miếng bánh để trong đĩa ta có thể hình dung đó là những ngôi nhà cổ kính nằm trên ngọn đồi của vùng đất An Nhơn – đó là cái nhìn của hội hoạ. Nếu nhìn dưới đôi mắt của người khác thì đó là đôi nhũ hoa của thiếu nữ cho nên ca dao Bình Định có câu:

quết bột bánh

Xem thêm đặc sản : Rượu Bầu Đá Bình Định

 

“Gặt rồi em đứng chờ ai?

Mang chi đôi bánh lá gai đẫy đà”

Bánh được gói trong lá chuối non, xanh dịu và đen như mái tóc thiếu nữ. Nguyên liệu làm bánh lá gai cũng khá dễ kiếm ở vùng quê Bình Định.

Cách làm nên mẻ bánh ít lá gai ngon

Làm vỏ bánh:

– Lá gai bỏ cuống, chẻ làm hai, cắt bỏ gân lá, rửa sạch, đem luộc chín mềm, vắt cho ráo nước, thái sợi và đem vào cối xay. Được phần bột mịn có màu xanh đen rất đẹp. Lá gai cần xay nhuyễn thành bột nên phải để lâu, nếu làm quá kỹ vỏ bánh ăn sẽ không ngon.

– Nếp sử dụng làm bánh phải là nếp mới và thơm, đem vo kĩ, ngâm với đường nhiều giờ rồi giã nhỏ ép loại bỏ nước sẽ có được một khối bột dẻo.

hong khô bột làm bánh

– Tiếp theo, bột gạo nếp hoà với nước lá gai cùng đường cát, ngào nhiều lần . Cho thật nhuyễn rồi bỏ vào máy xay nhỏ, khi nghiền. Thêm một chút dầu ăn để đỡ dính tay đồng thời làm bánh mịn màng. Chia ra những viên bánh tròn.

– Hông hỗn hợp bột trên lửa than Hồng để bánh được dai hơn và bảo quản được lâu.

 Nhân bánh đậu xanh dừa.

– Dừa chọn quả chưa già quá, nạo đều thành sợi. Đậu xanh làm vỏ bánh cũng chọn loại một, đều nhau.

– Dừa nấu chín với đường, bỏ vào một ít muối rang đến khi keo lại là xong. Đậu xanh nấu chín đem nghiền, sau đó đem trộn với đường và và sợi dừa đã sơ chế.

Nhan banh

 Gói bánh ít

– Lá chuối khô cắt từng khúc to bằng bàn tay . Hơ qua lửa cho héo rồi cuộn lại thành hình bán nguyệt. Phết một lớp dầu lên trên sao cho lá không bám vào bánh sau khi hấp chín.

– Nặn bánh với nhân đậu xanh rồi lấy tay quay đến khi cái bánh tròn và bọc chặt trong lá chuối.

Hấp Bánh ít lá gai.

Bánh ít cũng rất dễ làm chín. Tuy nhiên cũng rất khó nhận biết bánh ít đã chín hay chưa bởi màu sắc bột nếp hoàn toàn không khác biệt gì giữa bánh đang sống và bánh chín. Phải nếm thử mới thấy bánh ít chín hoặc không chín.

Làm Bánh ít

Xem thêm : Đặc Sản Bình Định , Đặc Sản Quy Nhơn

Mua bánh ít lá ga chuẩn nhất

Bánh ít hương vị đặc biệt chỉ có đặt biêt ở bàn tay nười thợ tại mảnh đất Tuy Phước, Bình Định. Cắn một miếng bánh ít lá gai Tuy Phước . Có vị ngọt của đường, cái dẻo của gạo, thơm của dừa, vị bùi của đậu xanh và phảng phất đâu đó mùi cay hăng của ớt trên đầu lưỡi là một cảm giác khoái khẩu rất đặc biệt.

 

Bài viết liên quan

Cẩm nang du lịch

Top 7 cung đường biển đẹp nhất Quy Nhơn – Bình Định

Chia sẻ trên

Chia sẻ trênBình Định sở hữu những cung đường có bãi tắm đẹp hấp dẫn, với diện tích vài trăm ha, còn khá nguyên sơ, cát trắng mịn màng thoai thoải, nước biển trong mát, quanh năm ngập tràn ánh nắng: Quy Nhơn, Hải Giang, Trung Lương, Tân Thanh, Vĩnh Hội và nhiều đảo gần […]

Cẩm nang du lịch

KINH NGHIỆM THUÊ XE ĐI KỲ CO TỪ QUY NHƠN

Chia sẻ trên

Chia sẻ trênTouring chia sẻ về kinh nghiệm đặt thuê xe Quy Nhơn đi du lịch Kỳ Co Eo Gió để bạn có một chuyến tham quan hoàn hảo nhé! Quy Nhơn – đang là một trong nhiều điểm đến nổi bậc trên cung đường du lịch Việt Nam. Bạn hãy cùng touring đọc bài […]