Đặc Sản Bình Định

Rượu Bầu Đá Bình Định thách thức mọi tửu lượng

Chia sẻ trên
5/5 - (7 bình chọn)

Rượu Bầu Đá Bình Định là sự kết hợp của nhiều yếu tố. Đầu tiên đó là sự kế thừa mạch nước ngọt ngào của ngọn nguồn sông Kôn được làm lạnh và lọc ra từ các hộc đá ngầm ở Vực Bà, Nước Miên, Nước Trinh, sông Kôn, Hầm hô. .. Tiếp đó là bàn tay tài hoa, khéo léo của người dân nơi “đất võ trời văn” . Sự kết hợp của tự nhiên và bàn tay con người đã tạo ra loại rượu ngon.

Rượu Bầu đá Bình Định

1. Giới thiệu Rượu Bầu Đá Bình Định

Rượu bàu đá (còn gọi Bầu Đá) có nồng độ rất cao, hơn 50 độ, uống chóng say nhưng say xong không thấy mệt mỏi. Muốn có rượu ngon, người làm cần đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe về nguồn nước, đất, men và dụng cụ chế biến, cùng với bí quyết riêng. Chỉ nguồn nước sông Kôn ngọt ngào mới cho được thứ rượu sánh, ngon và uống khi đó (giới sành nhậu nói từ này dùng cho loại rượu nấu xong còn thơm ở miệng) . Khi nấu rượu, không dùng nồi sắt mà dùng nồi đồng có nắp đậy nồi là gỗ; cho rượu vào ống tre. Khi nấu không được vội vàng, chỉ để lửa nhỏ mới vắt kiệt hết tinh chất rượu.

2. Nhâm nhi đúng điệu rượu bầu đá

Thưởng lãm rượu Bàu Đá cũng công phu nhiều lắm; Rượu trong chum, hũ, vại được đổ ra chai gọi là ve vòi, cái lọ này chứa rượu có câu dân gian rằng:

Thượng tiểu, hạ đa (Trên nhỏ, dưới to)

Tích thuỷ, phi thuỷ (Tích nước nhưng không phải nước)

Thọ thai, bất thọ thai (Chửa chứ không phải chửa)

Rượu Bầu Đá

Rót rượu ra chén cũng phải có kiểu, có cách: Dùng vòi giơ cao, đổ dòng nước chảy ra ngoài sao cho có tiếng kêu róc rách, sủi bọt nhưng rượu không được trào ra miệng chén. Rượu nước đầu trong vắt, rót sủi bọt, nhấp một cái là tê cả người, vừa ấm, chưa nóng, vừa đắng, uống đến đâu say đến đấy, như một luồng điện từ miệng xuống dạ dày rồi lan toả nhanh chóng ra các mạch máu toàn thân. Rượu mới nấu lại uống vào cũng tốt. Có một điều lạ là cho dù có say thế nào thì bạn sẽ đánh một giấc đến sáng mà không nhức đầu. Ca dao Bình Định có câu: ” Rượu ngon Bầu Đá mê li/Gặp nem chợ Huyện bỏ đi sao đành? “.

Rượu Ngon Bình Định

Rượu bầu đá không chỉ là rượu để uống mà còn là rượu mời, rượu mừng không thể thiếu được cho mỗi đám cưới, đám tang hay đám tiệc.

3. Thưởng thức hết vị Rượu Bầu Đá Bình Đinh

Khi thưởng thức rượu, đầu tiên rượu được ngâm trong vại sành hoặc canh sẽ được đổ vào một cái ve vòi, tiếp đến người múc đưa ve vòi lên cao và nghiêng ve vòi để tạo nên một dòng chảy từ trên cao vào cốc đựng rượu (hay còn gọi là nước hột mít) làm cho phát ra tiếng kêu róc rách. Đồng thời, bạn sẽ nhìn thấy váng nước nổi lên trông khá đẹp mắt.

Nồng độ rượu Bàu Đá khá cao và hương vị rất ngon. Khi rượu đã qua miệng, một vị nóng và nồng sẽ bắt đầu xuất hiện trong dạ dày. Khi rượu đã qua cuống họng rồi chảy xuống dạ dày, cảm giác nóng của rượu sẽ lan toả từ khóe môi người uống cho đến mọi ngõ ngách trong ổ họng. Sau đó lan xuống phổi rồi mới tới dạ dày. Hương vị từ phổi trào ngược lên rồi chảy cả ra miệng khiến người uống cảm thấy sảng khoái và kích thích đầu óc cực đã.

Thiên hạ đệ nhất Tửu

Ly đầu tiên có lẽ do chưa quen uống sẽ cảm thấy hơi rát ở cổ họng. Nhưng về sau càng uống người dùng sẽ càng mê cái mùi vị đặc trưng của rượu Bàu Đá nơi này.

Rượu khi đã rót ra ly nên thưởng thức ngay sẽ tốt hơn, không nên để lâu nó sẽ bị lên men (đặc biệt là rượu Bàu Đá làm bằng Đậu Xanh thì khối lượng riêng của tinh bột Đậu Xanh nhẹ hơn Gạo và Nếp) , khi đó trông ly rượu sẽ thấy đục – vị sẽ không được ngon lắm.

4. Cách phân biệt Rượu Bầu Đá Bình Định thật và giả

Để phân biệt rượu bầu đá thật bạn hãy lắc mạnh chai rượu, bọt tăm sẽ sủi lên bám vào thành chai, rượu lại trong vắt như ban đầu.

Khi múc ra ly, bọt tăm sẽ nổi lên trên giống rượu vang sủi tăm vậy, nhìn thật đã mắt.

Rượu Bầu Đá Bình Định

Đưa lên mũi sẽ ngửi thấy hương thơm đặc biệt xộc ngay lên mũi, làm bạn có cảm giác sảng khoái bởi rượu có nồng độ rất cao.

Khi say có cảm giác hơi nóng truyền từ cổ xuống “uống tới đâu thấm tới đó” , đặc biệt là vào ngày mưa rét cảm giác cực đã. Đặc biệt không bị nhức đầu.

Xem thêm : Đặc sản Bình Định

5. Làng nghề truyền thống Rượu Bầu Đá Bình Định

Nhưng nổi danh với lịch sử lâu đời nhất phải nói là làng nghề Cù Lâm ở xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Nơi này ngày xưa có một chiếc hồ (đầm, ao) rộng lớn hơn 3000 mét có khá nhiều đá mà nhân dân gọi là Bàu Đá.

Làng Nghề Rượu Bầu Đá Bình Định

Không ai biết làng nghề truyền thống Bàu Đá Cù Lâm ở Nhơn Lộc đã ra đời tự khi nào. Chỉ biết rằng, ngay từ thời kỳ khởi nghĩa Quang Trung, họ đã từng xin nước của Bàu Đá về dùng cho làm rượu rồi nhanh chóng trở thành một trong các làng nghề thủ công nấu rượu lớn nhất cả nước.

Người dân tại làng nghề Cù Lâm hay nhắc đến câu chuyện có một nghệ nhân hành nghề chế biến rượu tên là Hương Lễ lưu lạc về này, ông là người của vùng đất Tây Sơn nên đã kế thừa bí quyết làm rượu vào đời hoàng đế Nguyễn Huệ.

Quốc Tửu

Khi đến đây sinh sống, ông đã dùng nước suối Bàu Đá để chưng cất rượu và không ngờ rượu làm từ nguồn này có mùi vị đặc biệt lại thơm ngon lạ thường mà chẳng nơi đâu có được. Từ đấy, ông mang kỹ thuật chưng cất rượu dạy lại cho người dân quanh khu vực và tạo nên một làng nghề làm rượu. Làng nghề Cù Lâm phát triển nhanh chóng, rượu cần Bàu Đá khi đó chỉ dành cho các vua chúa và danh tiếng ngày một toả xa.

Xem thêm : Làng Nghề Bình Định

Bài viết liên quan

Làng nghề Bình Định

Khám Phá Làng Nghề Gốm Vân Sơn Bình Định

Chia sẻ trên
Chia sẻ trênLàng nghề gốm Vân Sơn là một trong những làng nghề thủ công cổ nhất Bình Định. Nơi đây vẫn còn giữ được hơi ấm nghề cho đến nay. Cùng Touring tìm hiểu về làng nghề thuyền thống này nhé! Lịch sử làng nghề gốm Vân Sơn – Bình Định Địa chỉ: Xã […]

Làng nghề Bình Định

Làng nghề rèn Tây Phương Danh Đập Đá

Chia sẻ trên
Chia sẻ trênLàng nghề Rèn Tây Phương Danh nằm trên địa bàn phường Đập Đá, thị xã An Nhơn, cách Quy Nhơn khoảng 30km, nghề rèn có mặt ở Tây Phương Danh đã có đến 300 năm tuổi. Thời này khi nông nghiệp phát triển mạnh mẽ nên khắp nơi rất cần những thứ dụng […]