Tré Bình Định đặc sản dân dã sứ Nẫu

Tré Bình Định hay còn gọi là Nem bì, một món ngon dân dã có xuất xứ lâu đời từ người dân Miền Trung. Thường được nhiều người biết đến với hình dáng như cây chổi nhỏ. Mà người ta mắc từng chùm ở những hàng quán ven đường. Về vị ngon của nó cũng khiến cho du khách phải ngẩn ngơ, tiếc nuối khi đã lỡ tay thưởng thức món đặc sản này.
1. Tên gọi Tré Bình Định
Hiện nay không có một tài liệu nào ghi chép lại sự ra đời của chúng. Chỉ nói rằng nó là món ngon truyền thống của người miền Trung. Và được biết nhiều nhất là món ăn của dân Quy Nhơn – Bình Định. Hiện nay, có thể bắt gặp tré ở bất cứ đâu ở miền Trung như: Tré Huế, Tré Đà Nẵng, Tré Quảng Nam, Tré Nha Trang, Tré Quảng Ngãi, Tré Phú Yên … Hiện nay, món ẩm thực này được nhắc lại nhiều lần ở cả khu vực miền Bắc và Nam: Tré Sài Gòn, Tré Hải Phòng, …
2. Nguyên liệu chính của Tré Bình Định
Được chế biến với 2 thành phần chính là thịt đầu heo và thịt ba chỉ heo theo tỷ lệ nhất định. Rồi cho các nguyên liệu tẩm ướp như: Mè, hạt tiêu, đường, muối, mì chính. Cuối cùng là việc nêm nếm mắm và bột canh sao cho vừa miệng. Sau nữa, chúng được bọc trong lá ổi xanh để dậy mùi thơm.
Cuối cùng sẽ được phủ bên ngoài lớp đất rồi lấy dây nilon buộc chặt xung quanh bao rơm rạ. Sau đó, đặt rơm ở chỗ ẩm ướt, tầm khoảng 2 – 3 ngày tré lên men. Dần dậy vị chua dịu cùng hương thơm đặc trưng của các hương vị hòa quyện.
3. Thưởng thức tré trọn vị Miền Trung
Tré ngon là vậy, song muốn món này trở nên hoàn hảo nhất thì thực khách cũng phải có cách thưởng thức đúng điệu. Làm sao cho vị tré được đậm đà và tròn đầy nhất.
Khi ăn tré, sẽ bóc lớp rơm và một lớp nilon ở trên. Người chế biến dùng đũa làm tơi miếng thịt cho lớp thính mịn hơn nữa. Trên bàn nhậu, lá ổi được giữ lại để ăn cùng với thịt tré. Trên bàn tiệc, tré có thể sử dụng như món tráng miệng.
Để thưởng thức món này ngon hơn nữa, người ta còn ăn chung với bánh tráng và một số thứ rau sống. Trộn lẫn với nước chấm có hoà chút tỏi ớt hoặc tương ớt làm đậm vị, kích thích vị giác của thực khách.
Quý khách có thể thưởng thức Món Tré trộn tại Olala
Là món ăn chống ngán nên tuy tré đơn sơ, mộc mạc là thế. Nhưng nó đã trở thành món nhậu ưa thích của hầu hết người dân xứ này. Bất cứ ai có dịp đi ngang qua Quy Nhơn hay Bình Định, người ta sẽ thường mua vài “bó rơm quấn 2 đầu” để làm quà tặng người thân ở quê. Món tré có thể để trong ngăn đá tủ lạnh nhiều tháng mà hương vị vẫn nguyên vẹn. Nhờ vậy mà món ngon này đã là thức quà hấp dẫn đối với tất cả các khách du lịch xa gần.
4. Cách làm tré Bình Định
Không chỉ là đặc sản “nổi tiếng” nhiều thực khách yêu thích. Tré từ lâu đã trở thành món ăn truyền thống luôn có mặt vào các ngày lễ, Tết quan trọng của người dân nơi đây.
4.1. Chuẩn bị Nguyên Liệu Làm Tré.
Để có sản phẩm bảo đảm chất lượng, phải chọn loại thịt thật ngon, còn tươi sống. Thịt, tai heo và da được làm sạch bớt lông, ngâm với nước muối và giấm. Nhằm khử mùi cũng như tẩy trắng, sau đó luộc chín tới.
Riêng phần thịt ba chỉ được tiến hành luộc vàng đồng đều. Có thể cho một chút giấm khi chiên để thịt trắng và giòn hơn nữa. Chú ý thời gian chiên vừa phải đủ cho tai và da heo có được độ mềm.
Khi thịt chín mới đem thái mỏng hoặc nhúng vào thau nước đá lạnh cho các nguyên liệu được giòn dai. Nhờ vậy mà quá trình chế biến có ngon hơn, tré khi nướng sẽ không bị cháy.
Thái từng miếng gan, tai heo thành các lát mỏng, riêng lớp da thì bào mỏng hoặc cắt khúc dài và nhỏ vừa ăn. Sau đó, trộn chung tất cả nguyên liệu trên với các gia vị gồm tiêu, bột ngọt, đường, nước mắm, dấm, thính gạo, dầu mè (vừng) rang, … theo tỷ lệ phù hợp. Ngoài ra, riềng xắt sợi cũng được chọn lựa từ những củ riềng không quá lớn hay quá nhỏ. Để món ăn có mùi vị riêng, khó trộn lẫn.
Chờ cho nguyên liệu thấm đủ gia vị, người chế biến mới quấn riềng trong lá ổi đã khô. Công đoạn chế biến cũng đòi hỏi sự khéo léo, đảm bảo món ăn có hương thơm đặc trưng. Làm giảm đi vị ngán của thịt lợn khi thưởng thức.
4.2. Cách gói Tré Bình Định ngon
Người ta đặt hỗn hợp này vào trong đám lá ổi già rồi gói gọn cùng với rơm khô bên ngoài. Giúp món ăn có thể giữ lâu hơn và nhanh chóng lên men. Rơm cũng được chọn lọc kĩ lưỡng từ cây lúa và có chừa lại vài cọng vàng ươm nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ.
Khâu quấn rơm cũng được xem là công đoạn khó, yêu cầu tính tỉ mỉ và khéo tay của người làm. Tré được quấn trong lá ổi rồi phủ thêm lớp nilon hay lá chuối. Sau đó lấy bó rơm ra quấn chặt một đầu, đầu còn lại buộc dây xoè rộng và cho gói chuối vào trong. Tré được bọc kín trong lá, tiếp đến quấn chặt bởi rơm, thoạt trông vẻ ngoài tựa như cán chổi.
4.3. Ủ Tré và chờ lên Men
Tré được ủ khoảng 2-3 ngày là lên men, lúc ấy có thể thưởng thức. Khi chế biến, người ta tháo lớp rơm rạ bên trên, lột phần lá ra và đặt chúng lên đĩa. Lấy muỗng hay đũa trộn đều từng thớ thịt lại.
5. Mua tré Bình Định.
Siêu thị đặc sản Phương Nghi hoạt động theo mô hình chuỗi siêu thị. Do đó, chất lượng hàng hoá ở đây cũng rất tốt nên bạn hoàn toàn yên tâm khi sử dụng. Sản phẩm tại đây đều được nhập từ các địa chỉ uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Với tiêu chí NGON – BỔ – RẺ, sản phẩm của Siêu thị đặc sản Phương Nghi luôn được nhiều du khách trong và ngoài nước tin cậy sử dụng.
Xem thêm : Đặc Sản Bình Định , Đặc Sản Quy Nhơn