CẨM NANG DU LỊCH

Chùa Bà Nước Mặn tìm về cội nguồn cảng đô thị một thời

Chia sẻ trên
Đánh giá dịch vụ

Chùa Bà Nước Mặn một trong số ít những công trình kiến trúc Phật giáo ở Bình Định, Chùa Bà – Nước Mặn được đánh giá là một ngôi chùa có kiến trúc đẹp và nổi tiếng linh thiêng. Nơi này lưu giữ những giá trị tâm linh đặc sắc với người dân Bình Định và là nơi gắn với cảng thị Nước Mặn nổi tiếng một thời. Cùng Touring.vn tìm hiểu thêm về ngôi chùa này ngay nhé.

Chùa Bà Nước Mặn

Chùa Bà thuộc địa phận thôn An Hòa xã Phước Quang , huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.

1. Sự hình thành của Chùa Bà Nước Mặn

Chùa Bà Nước Mặn nơi đây thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu. Một vị thần đã cứu vớt thuyền bè mắc cạn trên biển Đông. Những dấu tích và quy mô của công trình chính là tiền đề cho sự ra đời của cảng thị Nước Mặn. Từ đầu thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XIX.

Khoảng thế kỉ XVI, XVII, người Hoa di cư đến Nước Mặn. Họ không những lập nên phố phường mua bán sầm uất mà còn đem theo tín ngưỡng của mình. Điển hình là thờ Thiên Hậu và Quan Thánh. Chính gia đoạn này Chùa Bà Nước Mặc được xây dựng lên.

Chùa Bà Nước Mặn

2. Chùa Bà Nước Mặn nằm ở đâu?

Chùa Bà cách trung tâm thành phố Quy Nhơn 25 km. Toạ lạc tại thôn An Hoà, xã Phước Quang, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.

Chùa Bà Nước Mặn

Mặt bên của bình phong trang trí hình Long Mã, bát quái, theo tích “Long Mã hà đồ”.

3. Kiến trúc độc đáo của Chùa Bà Nước Mặn

Khoảng 400 năm trước, khu vực thôn An Hoà là cảng thị Nước Mặn nổi tiếng sầm uất. Người Hoa từ Quảng Đông, Phúc Kiến di cư sang lập khu phố buôn bán. Lễ hội Nước Mặn ra đời và được cử hành ở chùa Bà vừa báo hiệu một cảng thị ở miền biên viễn bước sang giai đoạn hưng thịnh, vừa thể hiện sự giao thoa văn hoá Việt – Hoa khi biên giới Đại Việt mới tới núi Đá Bia (Đèo Cả – Phú Yên), và cứ thế tồn tại, phát triển, thăng trầm theo nhịp sống của cảng thị này.

Chùa Bà An Hòa

Hoa văn tại chùa

3.1. Kiến trúc bên ngoài chùa

Kiến trúc bên ngoài của chùa Bà theo kiểu chữ Nhất. Mặt chính của chùa quay về hướng Nam, cạnh sông Cầu Ngói, một nhánh thuộc sông Cây Da. Phía trước của chùa có một hồ nước nhỏ. Sau hồ nước là bức bình phong án ngữ trước cửa chính vào chùa. Mặt trước bức bình phong trang trí hình Bát Quái, Long Mã… Mặt trong trang trí hình chim phượng, một trong những Tứ Linh hay được thờ trong các chùa đình.

Hoa văn Chùa Bà

Đỉnh chóp được điêu khắc rồng tinh xảo

Kiến trúc của chùa được xây dựng theo lối Nam Hoa, mái cong vút hình vòng cung, đỉnh trang trí hình cửu long chầu nguyệt , hai đầu đốc trang trí hình rồng phụng, riềm mái trang trí hoa văn theo lối ghép mảnh ngói các loại. Phía trước chùa thiết kế 3 cổng Tam quan kiểu vòm cuốn, phía trước mặt trên trang trí hình Hổ và Kỳ Lân, riềm mái trang trí hình Bát Tiên, chính giữa trang trí hình Rùa, một biểu tượng “Tứ linh”. Nhà thiết kế 3 gian, phần khung đỡ xưa là gỗ, nay đã thay thế bởi một số vật liệu mới, trang trí theo kiểu chồng rường, kẻ truyền.

Chùa Bà Nước Mặn

Ngoài sân bên phải cửa ra vào là miếu Thanh Minh. Tiếp đến là giếng nước vuông được sử dụng lại. Phía sau cùng điện thờ là nhà thờ Nghĩa tự xây. Phía trong thờ những người có đóng góp xây dựng Chùa.

Chùa Bà Nước Mặn

Tượng lân Chùa Bà Nước Mặn

3.2. Kiến trúc bên trong Chùa

Gian chính của chùa thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu. Tượng làm bằng gỗ sơn son, tạc trong tư thế ngồi, mặc triều phục, chân đi hài mũi cong, khuôn mặt trầm tư, phúc hậu. Tay trái để úp lên đầu gối. Tay phải co lên, ngửa ra trong lòng cầm lệnh bài. Hai bên có hai tượng đứng là hai vị Thiên Nhãn và Thiên Nhĩ. Phía dưới gầm bàn thờ trưng bày hai tượng thần Hổ nằm, tư thế khác nhau. Trên gian chính là bức hoành phi khắc bốn chữ ” Hộ Quốc Tý Dân” (Bảo vệ đất nước, che chở dân làng) do triều Nguyễn tặng. Sát cửa chính là bàn thờ hội đồng.

Bên trái thờ Thần Hoàng làng. Phía trước Thần là bàn thờ Tam sự. Hai bên là tượng hai vị Thần hộ pháp. Người dân ở đây gọi hai vị là thần Hữu Du và Tả Du. Bên trên, treo bức hoành phi khắc chữ “Phúc ấm trùng quang” ( Phúc tốt còn mãi). 

Bên phải thờ Bà Thai Sanh Thánh Mẫu, tượng tạc bằng gỗ tư thế ngồi. Tượng sơn son thép vàng, chân mang hài. Thần mặc áo triều phục màu vàng, hai tay co, bàn tay nắm tự nhiên. Một tay cầm bút tàu. Tay còn lại cầm cuộn vải phán. Hai bên bà bày hai tượng Ngựa sơn đỏ. Phía trước là tượng 12 Bà Mụ trong tư thế bồng con. Bên trên treo bức hoành phi khắc ba chữ “Tư sanh đức”.

Bàn thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu

Chùa Bà thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu, một nhân vật thần thoại thường cứu vớt tàu thuyền mắc nạn trên biển

4. Một vài lưu ý khi tham quan Chùa Bà Nước Mặn

Chùa Bà Nước Mặn đã được nhà nước xếp hạng là khu di tích lịch sử cấp tỉnh . Hãy cân nhắc những điều này khi bạn tham quan Chùa Bà Nước Mặn để có trải nghiệm tốt nhất.

  • Khi đi xe máy vào chùa phải dắt bộ từ cổng chùađi đúng nơi qui định.
  • Quý khách khi đến chùa chú ý ăn mặc lịch sựgọn gàng, đi nhẹ nhàng, nói khẽ, cười duyên, không cô đẩy, chen lấn.
  • Không được đi giày hoặc dép vào Điện thờ. Không vứt rác thải bừa bãi, bỏ vào sọt rác đúng nơi quy định.
  • Nếu bạn mang theo Lễ vật cúng Bà, hãy đến Ban Lễ gặp người hướng dẫn để làm Lễ. Khi cúng dường bạn có thể gửi vào hòm công đức hoặc liên lạc với Ban quản trị.
  • Khi lễ Bà không đội nón, không hút thuốc lá, không đốt nhiều nhang.
  • Đến chùa nếu có trẻ nhỏ đi kèm nên nhắc nhở trẻ không nô đùa, chạy nhảy. Đặc biệt, không cho trẻ chạy đến những nơi nguy hiểm như bờ hồ, bờ sông, nhà ăn.
  • Đối với đoàn khách tham quan, Trưởng đoàn hoặc Hướng dẫn viên nên cung cấp chính xác thông tin về chùa. Nếu có thắc mắc xin liên hệ Ban quản lý.
  • Đối với đoàn về cúng dâng sớ nên chọn ngày vào trước hoặc sau các lễ hội.

5. Lễ hội Đô Thị Nước Mặn hằng năm

Lễ hội Nước Mặn là một trong những lễ hội cổ truyền có qui mô rộng lớn và xuất hiện từ sớm ở Bình Định, từ cách đây gần 4 thế kỷ, Lễ hội được tổ chức tại chùa Bà, thôn An Hoà, xã Phước Quang, huyện Tuy Phước. Lễ hội được tổ chức mỗi năm từ mồng 1-3 tháng 2 Âm lịch. Lễ hội Đô thị Nước mặn đã được Uỷ ban nhân dân Bình Định xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia.

Lễ Hội Chùa Bà

Lễ hội hàng năm tại chùa Bà Nước Mặn


Cho đến hôm nay cảng thị đã suy tàn, chuyển về một vùng quê yên tĩnh nhưng chùa Bà vẫn tồn tại, lễ hội Nước Mặn vẫn tồn tại như một kỷ niệm về một đô thị thương cảng đã từng là biểu tượng kinh tế, văn hoá một thời của Bình Định, là hiện thân của tình giao hữu cùng người Việt thành lập chùa Ông (Quan Thánh đế miếu) và chùa Bà (Thiên Hậu miếu) để thờ phụng. Chùa Bà là nơi thờ Thiên hậu thánh mẫu – một nhân vật huyền thoại, từng cứu giúp thuyền bè gặp nạn. Tục thờ Thiên Hậu của người Hoa kết hợp với tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt  là linh hồn của Lễ hội Nước Mặn. Điểm độc đáo của Lễ hội là người dân ở đây đốt đèn lồng vào các dịp lễ tết, các nhà luôn sẵn sàng đồ ăn thức uống trong gia đình để chuẩn bị đón tiếp du khách thập phương về với lễ hội và coi đây như Tết thứ hai trong năm.

6. Cách di chuyển đến Chùa Bà Nước Mặn

Thời gian thích hợp đi viếng chùa Bà Nước Mặn: Sáng: Từ 7h30 đến 11h30 và Chiều: Từ 14h00 đến 17h30

Giá vé hiện nay là Miễn phí . Từ Quy Nhơn muốn di chuyển đến tham quan Chùa Bà Nước Mặn bạn có thể di chuyển bằng xe ô tô hoặc xe máy.

6.1. Thuê xe ô tô đi Chùa Bà

Hành trình từ thành phố Quy Nhơn đi Chùa Bà bạn có thể chọn đi bẵng xe ô tô. Hiện nay, tại Quy Nhơn đã khai thác dịch vụ thuê xe ô tô Quy Nhơn trọn gói, an toàn. Quan trọng chi phí và thủ tục rất rẻ và đơn giản.

Thông tin liên hệ đặt xe:

  • Địa chỉ: Số 40, đường 30 tháng 3, An Nhơn, Bình Định
  • Hotline: 0818.7777.68.
Thuê xe ô tô

Thuê xe ô tô Quy Nhơn.

6.2. Đi Chùa Bà bằng xe máy

Nếu bạn yêu thích khám phá trải nghiệm hãy di chuyển bằng xe máy đến Chùa Bà Nước Mặn. Đi bằng xe máy vừa tiết kiệm thời gian, vừa có thể ngắm cảnh trên đường đi. Đặc biệt, có thể chủ động về lịch trình tham quan.

Thuê xe Máy

 

Như vậy, chúng tôi đã review chi tiết kinh nghiệm tham quan Chùa Bà Nước Mặn. Hy vọng bạn sẽ có chuyến tham quan đến đây thật đáng nhớ.

Bài viết liên quan

CẨM NANG DU LỊCH

Bật mí những địa điểm check in ở Quy Nhơn view đẹp, cực chất

Chia sẻ trên
Chia sẻ trênQuy Nhơn đang là một trong những cái tên HOT hiện nay với nhiều địa điểm check – in đẹp. Tuy nhiên, nếu bạn đang băn khoăn không biết những địa điểm check in ở Quy Nhơn. Đừng lo, Touring sẽ giúp bạn biết đến những địa điểm nổi tiếng tại vùng đất […]

CẨM NANG DU LỊCH

Chùa Thiên Hưng Bình Định địa điểm tâm linh cổ kính và bình yên

Chia sẻ trên
Chia sẻ trênChùa Thiên Hưng Bình Định ngôi chùa nổi tiếng rất linh thiêng. Đây cũng là địa điểm du lịch nổi tiếng thu hút đông đảo khách du lịch. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số thông về chùa Thiên Hưng nhé. 1. Giới thiệu đôi nét về chúa Thiên Hưng Vị trí: […]

logoSaleNoti