CẨM NANG DU LỊCH

Chùa Ông Núi tượng phật chùa Linh Phong cao nhất Đông Nam Á

Chia sẻ trên
5/5 - (646 bình chọn)

Lịch sử hình thành chùa Ông Núi , Linh Phong Sơn Tự

Có thể nói chùa Ông Núi có một lịch sử ra đời hết sức đặc biệt và từng trải qua khá nhiều thăng trầm mới có như ngày hôm nay. Vậy chùa ông núi có lịch sử ra đời như thế nào?

Tại sao gọi là Chùa Ông Núi , Linh Phong Sơn Tự.

Chùa Ông Núi hay thường được hiểu với những cách rất đơn giản là Linh Phong Sơn tự. Ngôi chùa hiện nay toạ lạc trên đỉnh Chóp Vung thuộc huyện Phù Cát, nơi này cách thành phố Quy Nhơn khoảng 30km.

Các bộ sử cũ ghi lại rằng chùa được xây rồi thành hình vào khoảng năm 1702 dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu. Khi ấy, có một nhà sư là Lê Ban lên hang đá phía đông núi Bà để tịnh thiền. Cũng ngay lúc ấy tại địa điểm trên, ông dựng nên một am nhỏ đặt tên là chùa Dũng Tuyền.

Chùa Ông Núi

Ảnh : Đăng Khoa

Thiền sư Lê Ban là bậc cao tăng, quanh năm trên núi tu hành, dùng vỏ cây đan quần áo. Ông hành thiện tích đức, chuyên bốc thuốc trị bệnh giúp đời. Vì thế mà ông luôn được nhân dân trong vùng hết lòng tôn kính nên gọi ông là Ông Núi.

Lịch sử chùa Ông Núi .

Đến năm 1733, chúa Nguyễn cũng lấy làm ngưỡng mộ tài năng của nhà sư trên và đã phong cho ông hiệu “Tịnh Giác Thiện Trì đại lão thiền sư” . Đồng thời cũng cho xây dựng nên Dũng Tuyền tự. Ngôi chùa được trùng tu trở nên đẹp hơn nữa và đặt tên là Linh Phong thiền tự.

Đến thời nhà Nguyễn, chùa tiếp tục được các vua cho tu sửa để ngày một lớn và cao hơn nữa. Thế rồi một khoảng thời gian chùa Ông Núi bị hư hại nặng bởi hậu quả của chiến tranh. Hậu quả là chùa xây dựng thêm cửa chính ở mặt phía đông và một bửu tháp.

Chùa Linh Phong

Ảnh : Đăng Khoa

Cuối cùng năm 1990 chùa mới được trùng tu thêm một lần nữa. Thiết kế của chùa là kiến trúc mái cao lầu với lợp ngói ống. Ở trên nóc chùa là lưỡng long tranh châu, đôi cột trước chính điện có hình rồng uốn lượn. Có thể nói rằng vượt qua bao thăng trầm của lịch sử ấy thế mà ngôi chùa này lại vẫn giữ trong mình nét đẹp tôn nghiêm, hoà hợp với thiên nhiên pha thêm một chút hoài cổ.

Mùa lễ hội chùa Ông Núi, Linh Phong Sơn Tự.

Vang xa với nhiều câu chuyện lịch sử đượm màu sắc tâm linh Do nằm ở một vị trí đắc địa nên mỗi năm Lễ hội chùa Ông Núi (diễn ra từ ngày 24 – 25 tháng Giêng) vẫn là một trong các hoạt động hút đông nhân dân cùng du khách hành hương.

Lệ Hội Chùa Ông Núi

Đến với Lễ hội chùa Ông Núi, du khách sẽ được thả hồn vào không gian và cảnh sắc phong phú. Có nhiều lựa chọn giúp du khách tận hưởng trọn cuộc hành trình của mình. Sau khi vãn cảnh chùa, du khách có thể viếng thăm tượng Phật ngồi lớn nhất Đông Nam Á hoàn thành cuối năm 2017 cũng ở cạnh đấy. Đứng từ lối dẫn trên bức tượng ngắm cảnh, du khách thu vào tầm mắt núi non, cánh đồng và bãi biển Trung Lương Quy Nhơn xinh đẹp.

Tham quan Chùa Ông Núi

Trong khuôn viên chùa, hoa lá xanh khoe sắc, tuy nhiên, năm nay nhà chùa khuyến cáo du khách hạn chế thắp nhang để không khí có phần mát mẻ. Theo Đại đức Thích Quảng Đạt, đại diện nhà chùa, hàng năm chùa đón cả trăm ngàn lượt khách thập phương trong và ngoài nước. Trong đó, riêng ngày giỗ của Tổ, nhất là dịp Lễ hội chùa Ông Núi số lượng khách hành hương đông đột biến. Năm nay nhà chùa chuẩn bị khoảng 20 tấn thực phẩm chay nhằm giúp du khách hưởng lộc ngày giỗ tổ sư Lê Ban. Ngoài ra, nhằm bảo đảm lễ hội luôn diễn ra an toàn, nhà chùa cũng đã bố trí rất đông thùng công đức; đặt nhiều bảng thông báo, hướng dẫn người dân về thời gian dâng hương, cụ thể là không đốt nhang trong hang Tổ. ..

Di tích Hang Tổ chùa ông núi

Phía Tây từ chánh điện Linh Phong thiền tự có một cây cầu nhỏ đi qua khu mộ Tháp và đến hang Tổ ở trên đồi phía Đông núi. Hang tổ được cho là chỗ thiền định của ông Núi.

Chùa Ông Núi

Hang tổ nằm ngay sát bờ suối và đá núi che hết ba mặt của một ngôi nhà. Nơi này được cho là hang mà ngày xưa ông Núi đã sống để nghe đọc kinh niệm Phật.

Đến năm 2000, tượng ông Núi (thiền sư Lê Ban) được xây dựng và trưng bày tại hang Tổ. Tượng ông Núi ngồi cao 84cm được sơn nhũ vàng, do đôi tay của nghệ nhân Lê Ân làm.

Cảnh đẹp xung quanh Chùa Ông Núi có gì?

Đứng trước sân Chùa Ông Núi có thể hướng tầm mắt từ xa: đầm Thị Nại long lanh nước xanh dưới ánh sáng của một ngày nắng đẹp. Phía Tây và Nam là các ngôi nhà nằm giữa đồng lúa xanh tươi. Lại tự nhủ, như thể mình đang ở ngay trên đỉnh cao nhất của ngọn núi Bà hùng vĩ (Núi Bà – theo sách cổ gọi là Bô Chinh đại sơn, tức ngọn núi có chiếc chuông) .

Chùa Ông Núi tượng phật thích ca cao nhất đông nam á

Để đến với cổng chùa Ông Núi các bạn phải leo bộ đi trên những bậc đá tam cấp kiên cố được làm từ gạch và bê tông chạy thẳng lên tới chân núi. Nếu đi tiếp thêm vài trăm bậc đá từ chân núi Bà khoảng 100m. Ở đây là các bạn đã có thể ngắm nhìn bán đảo Phương Mai được rồi.

Trải nghiệm thăng trầm với đường lên chùa Ông Núi

Tổng số bậc cầu thang chuẩn xác có thể leo lên tới đỉnh là 639 bậc. Số thang này được tính theo trục đường tỉnh Lộ 639. Từng bậc thang nối liền lại và thẳng, giống như sự vất vả, gian nan của kiếp con người. Con đường chinh phục các nấc thang giống với mỗi bước đi băng lên khó khăn và thách thức của cuộc đời ngay từ trên con hành trình tu trì. Đi lên nấc thang đầu tiên cũng là lúc gặt hái những thành công và là lúc nghĩ về Phật.

Đường lên chùa

Kết hợp tham quan chùa ông Núi với thiền Viện Thiên Hưng

Theo báo Bình Định, công trình đã được khởi công từ năm 2009 và phân thành nhiều giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên của dự án gồm 4 công trình lớn đang được xây dựng và đã khánh thành năm 2016. Gồm có công trình tượng Thích ca Mâu ni Phật. tượng Thích ca Mâu ni Phật có chiều cao 69 m, gồm riêng phần chân đế tượng cao 15 m; toàn bộ công trình đều đổ bê tông vĩnh cửu.

Xây chùa Linh Phong

Tượng đức phật thích Ca ngự trên  sen nằm ở lưng chừng núi, trên độ cao 129 m so với mực nước biển, hướng ra biển Đông, lưng dựa vào đỉnh núi cao nhất trong quần thể khu di tích Núi Bà. Dưới chân tượng là Trung tâm văn hoá Phật giáo và hành lang La Hán, thư viện Phật giáo, bảo tàng Xá Lợi Phật, nơi cho du khách vào hành lễ, chiêm bái.

Chùa Ông Núi Ở đâu Quy Nhơn?

Nhiều người lầm tưởng chùa Ông Núi Quy Nhơn nhưng thực tế, ngôi Chùa Cổ này cách xa trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 30km.Tượng Phật

Địa chỉ: Chùa Ông Núi hay chùa Linh Phong toạ lạc trên đỉnh Chóp Vung, tại thôn Phương Chi, xã Cát Tiến, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.

Chùa nằm ở thế “toạ sơn – vọng hải” khi phía sau chùa dựa lưng vào núi Bà vững chãi, phía trước nhìn ra mặt đầm Thị Nại, xung quanh là non xanh nước biếc và xa xa là biển Đông.

Xem vị trí Chùa Ông Núi

Những Lưu ý khi đến tham quan chùa ông núi

Không phải tự nhiên mà từ xa xưa, nhiều ngọn núi cao và thiêng liêng đã được những bậc tu hành chọn lựa để là nơi xây chùa. Không chỉ là điểm “tụ hội” khí linh của trời đất, địa thế này cũng rất hợp với tinh thần căn bản của Phật Giáo: rũ bỏ hết thảy mọi thứ thuộc về thế tục, xa rời cám dỗ đời thường mà đi học và mau chóng có được con đường Giác Ngộ. Nên quý khách lưu ý một số điểm sau khi đến thăm chùa ông không

Không ăn mặc xuề xoà khi vào chùa Linh Phong

Chùa là nơi thành tĩnh, khi vào chùa không được mặc váy siêu ngắn, quần dài hoặc bất kỳ loại trang phục nào, hãy lựa chọn các kiểu trang phục kín đáo, đơn giản và phù hợp với phong cách nhà chùa.

Không mang giày vào Phật đường Tam bảo

Đây là điều kiêng kị bởi Phật đường và Tam bảo là chốn thiêng liêng, yêu cầu tri giới vì là nơi có thần linh, giới nhang, chân hương. Đồng thời không nên nói chuyện ầm ĩ ảnh hưởng đến không khí nhà Phật.

Không mang theo vật  vào Tam bảo khi hành lễ

Khi đến Tam bảo thờ Phật thì đồ dùng cá nhân cồng kềnh phải đặt bên ngoài.

Tượng phật Ngồi

Ảnh : Đăng Khoa

Tuyệt đối không nên đi cửa chính giữa

Theo quan niệm nhà Phật, cửa chính giữa là nơi dành riêng thờ đức Phật và các vị Thành Mẫu, Đức Ông. Vậy khi đi đến đây hãy bước thẳng từ 2 bên cửa phụ.

Không quỳ hay đứng giữa Phật đường

Khi vào chùa vãn cảnh hay thắp nhang, bạn không nên đứng hoặc ngồi ở ngay giữa Phật đường. Theo đúng truyền thống của chùa thì vị trí ở giữa là để dành cho trụ trì của chùa. Bạn nên đứng lệch qua bên một chút sẽ không mắc phải các điều đại kỵ khi vào chính điện.

Thắp nhang, hoá vàng trong chính điện Linh Phong Sơn Tự

Nếu bạn làm điều này trong phòng thờ Phật thì chắc chắn là vi phạm vào 1 trong 13 điều cấm kị khi đi chùa chiền. Đừng quan niệm chỉ thắp nhang, vàng mã ở trong chùa mới linh thiêng. Điều này sẽ gây tổn hại cho tượng phật, pháp khí thậm chí là tạo hoả hoạn.

Không đặt lễ Phật khu vực khác

Điều thứ 7 của 13 điều cấm kỳ khi vào chùa đó là làm lễ Phật ở chính điện. Ở khu vực khác thì đặt đồ ngọt hoặc mặn. Tại nhà bạn cũng có thể dâng lễ mặn tuy nhiên nên đặt tại nơi thờ tự của vị Đức Ông, Thành mẫu hoặc những gian nhỏ trong điện thờ. Tránh dâng lễ mặn tại chính điện bởi hành động này có thể xem là làm uế nơi thờ tự.

đức phật

Không sử dụng hay đem đồ chùa đến nhà

Đồ lễ ở chùa là của “chúng sinh” gửi cho. Việc bạn tự ý chôm đồ chùa đã là mắc phải lỗi lớn. Bởi vậy khi vào chùa tuyệt đối không nên đụng đến đồ nhà chùa khi chưa xin phép.

Không gây láo loạn, ầm ĩ tại đất Phật

Khi vào chùa, bạn nên giữ gìn trật tự và chấp hành những quy định trong chùa. Không chạy nhảy, không nói chuyện chuyên ồn ào . Tuyệt dối không làm gì ảnh hưởng đến nơi tôn nghiêm. Đồng thời hành vi trong chùa phải đúng mực . Và không có các cử chỉ hay lời nói gây phương hại cho cửa Phật.

Không đi lại bất kính quanh tượng Phật

Theo như quan niệm chùa, chỉ đi quanh tượng Phật khi hành lễ và phải nhìn theo hướng từ phải sang trái, vừa đi vừa nói “A di đà Phật” , không nên đi lòng vòng.

không quan niệm của nhà chùa là dùng tùy ý

Đây là quan niệm sai lầm và cấm kị khi vào chùa chiền. Việc công đức dâng cúng là của mọi người. Tuy nhiên khi dùng của chùa để ăn, phát lộc không nên công đức trở lại.

đức la hán

Không tuỳ tiện quay phim chụp hình

Chùa là nơi thờ cúng Phật, bạn đến thắp hương cầu nguyện để được ghi lại một vài tấm hình tại đây. Tuy nhiên tuyệt đối không được ăn mặc không phù hợp với phong cách đi chùa.

Mang rất nhiều vàng mã khi vào lễ

Không mang theo đồ vàng mã hay tiền mặt vào làm lễ ở trong chùa. Tiền mặt cũng không để trên ban thờ Phật mà lại bỏ vào thùng công đức.

Là ngôi chùa lâu đời và danh tiếng ở Bình Định, chùa Ông Núi hay Linh Phong thiền tự là một trong nhưng nơi thiêng liêng cuốn hút con người bởi nét đẹp như chốn thần tiên. Đặc biệt, đến đây du khách sẽ được diện kiến Tượng Phật ngồi cao nhất Đông Nam Á.

Thông tin đặt Thuê xe Quy Nhơn

– Đặt thuê xe trực tiếp qua website: Touring,vn

– Ký và chuyển hợp đồng đến tận tay quý khách

– Ký hợp đồng tại văn phòng công ty Touring.vn

– Đặt xe qua Email: Bookingtouring.vn@gmail.com

– Đặt xe qua điện thoại: Hotline 24 / 24h: 0818.777768

– Đặt xe Qua Facebook : Touring.vn

Bài viết liên quan

DU LỊCH QUY NHƠN

Lưu Ngay thông tin Chi Tiết taxi Mai Linh Quy Nhơn – Bình Định

Chia sẻ trên
Chia sẻ trên Taxi là phương tiện giao thông phổ biến và an toàn nhất tại thành phố Quy Nhơn với mức giá hợp lý. Tại thành phố du lịch có các hãng taxi Quy Nhơn uy tín như Mai Linh Quy Nhơn, La do Taxi , Sun Taxi … để bạn chọn lựa. Xem […]

Địa điểm du lịch Quy Nhơn

Đồi cát Phương Mai

Chia sẻ trên
Chia sẻ trênQuy Nhơn vốn đã nổi tiếng bởi những bãi biển xanh mướt, bờ cát trắng mịn, mảnh đất Bình Định luôn để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng du khách. Nếu bạn có dự định đến Quy Nhơn du lịch đừng quên lưu ngay Đồi Cát Phương Mai là điểm đến tham quan lý tưởng nhé. Nơi […]

logoSaleNoti