CẨM NANG DU LỊCH

Chùa Thiên Hưng Bình Định địa điểm tâm linh cổ kính và bình yên

Chia sẻ trên
Rate this post

Chùa Thiên Hưng Bình Định ngôi chùa nổi tiếng rất linh thiêng. Đây cũng là địa điểm du lịch nổi tiếng thu hút đông đảo khách du lịch. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số thông về chùa Thiên Hưng nhé.

Chùa Thiên Hưng Bình Định

1. Giới thiệu đôi nét về chúa Thiên Hưng

Vị trí: Chùa Thiên Hưng, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 20 km và tương đương với 15 phút chạy xe. Không gian kiến trúc của chùa khá đơn giản, không cầu kỳ. Đặc biệt nhất, đây là nơi lưu giữ Ngọc Xá Lợi của Phật Thích Ca. Chùa cũng là nơi được rất nhiều nguyên thủ quốc gia ghé thăm. Nhờ vậy mà tiếng tăm của chùa ngày một vang xa, thu hút nhiều người đến tham quan.

  •  Địa chỉ: Phường Nhơn Hưng, xã An Nhơn, Bình Định.

Đường đến chùa : Nếu bạn muốn di chuyển đến chùa Thiên Hưng Bình Định có thể đi bằng loại phương tiện xe bus và xe máy

  • Cách di chuyển bằng xe bus: Khi di chuyển xe bus đến chùa bạn có thể bắt chuyến xe T12. Tuyến xe bắt đầu đón khách từ đường Lê Duẩn, TP. Quy Nhơn, đi qua chùa Thiên Hưng, huyện An Nhơn và kết thúc tại Tam Quan. Thường cứ khoảng 35 phút sẽ có một chuyến xe di chuyển.
  • Cách di chuyển bằng xe máy: 

         Cách 1: Nếu bạn bắt đầu di chuyển từ trung tâm thành phố Quy Nhơn. Bạn chạy theo đường Võ Nguyên Giáp đến đường Nguyễn Huệ. Tiếp tục chạy qua tháp Bánh Ít rồi đi theo quốc lộ 1A đến Nhơn Hưng. Sau đó, chạy khoảng 0,4 km nữa là đến chùa Thiên Hưng.

        Cách 2: Bạn nếu bắt đầu xuất phát từ sân bay Phù Cát, hãy chạy theo quốc lộ 19B, đến ngã tư rẽ phải. Tiếp sau đó, đi thẳng qua quốc lộ 1A đến thị trấn Đập Đá. Chạy thêm khoảng 1km nữa là đến chùa Thiên Hưng.

>>>> Ngoài ra, bạn có thể sử dụng dịch vụ thuê xe du lịch Quy Nhơn để di chuyển đến chùa Thiên Hưng với chất lượng cao, giá ưu đãi tại Touring.

Chùa Thiên Hưng Bình Định

2. Giờ mở cửa của chùa Thiên Hưng

Chùa Thiên Hưng sẽ bắt đầu mở cửa từ 9 giờ sáng. Từ khoảng 11 giờ trưa đến 15 giờ chiều chùa sẽ bắt đầu đóng cửa một số khu vực. Vì vậy, bạn nên đi vào sáng sớm để có thời gian tham quan hết chùa.

Bên cạnh đó, buổi trưa chùa có nấu cơm chay để phục vụ du khách muốn ở lại qua trưa. Nếu muốn ăn trưa du khách chỉ cần xuống nhà ăn báo nhà bếp chuẩn bị suất cơm chay cho mình. Đặc biệt, bất kể bạn là ai, có cúng lễ hay không, bạn vẫn có thể dùng cơm tại chùa hoàn toàn miễn phí.

Chùa Thiên Hưng Bình Định

3. Không gian kiến trúc của chùa Thiên Hưng

Chùa Thiên Hưng có khuôn viên với diện tích khoảng 5.000m2. Khá rộng rãi với nhiều khuôn viên xanh mát như : hồ sen và khu vườn cây cảnh , Vườn Lan. Với kiến trúc độc đáo và tinh tế, chùa Thiên Hưng Bình Định là một trong những địa điểm thu hút nhiều du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan. Cùng Touring.vn tìm hiểu thêm về kiến trúc chùa Thiên Hưng bên dưới này nhé! 

3.1 Toàn cảnh không gian kiến trúc Chùa Thiên Hưng

Không gian kiến trúc của chùa Thiên Hưng Bình Định được xem là độc đáo nhất vùng đất võ. Không gia chùa kết hợp giữa hai phong cách kiến trúc Á Đông và kiến trúc hiện đại ngày nay. Mặc dù, chùa không quá nguy nga, lộng lẫy nhưng vẫn luôn toát lên vẻ trang nghiêm và cổ kính.

Từ xa nhìn lại có thể thấy bên trong cấu trúc của chùa Thiên Hưng có rất nhiều công trình hoành tráng. Những công trình hoành tráng, đặc sắc này sẽ cho bạn cảm giác lạc vào cung đình ngày xưa.

  • Cổng tam quan nơi hé mở ả cánh cửa đầu tiên khi bạn đến chùa. Bước qua cổng vào bên trong chùa bạn sẽ cảm nhận được không khí thoáng đãng và bình yên. Cổng tam quan được các nghệ nhân thiết kế chạm khắc khéo léo các đầu đao và đầu rồng toát lên vẻ trang nghiêm.
  • Chánh điện đây là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của Phật tử và những đại chúng có niềm tin với Phật giáo. Chính tiện của chùa Thiên Hưng gồm rất nhiều tầng, mỗi tầng sẽ thừo một vị Phật và Bồ tát khác nhau. Vì vậy, khi đến chính điện bạn sẽ cảm nhận được sự linh thiêng, lộng lẫy lạ thường.
  • Tháp Thiên Ứng một trong những công trình tạo điểm nhấn của chùa. Cấu trúc bảo tháp có 12 tầng, chiều cao khoảng 40 km. Đứng trên tháp có thể quan sát hầu hết các địa điểm thuộc xã An Nhơn.

Chúa Thiên Hưng dù được xây dựng khá hiện đại nhưng vẫn mang nét cổ kính và uy nghiêm. Nhờ bàn tay khéo léo của các nghệ nhân, những mái ngói cong và đầu rồng trên đỉnh chùa đã tạo nên vẻ đẹp như chốn cung đình. Mặc dù vậy, nhưng chùa vẫn mang nét gần gũi, bình dị với tất cả mọi người.

Chùa Thiên Hưng Bình Định

3.2 Cảnh bên trong khuôn viên chùa

Chùa Thiên Hưng được mệnh danh là ngôi chùa đẹp nhất Bình Định. Chùa không chỉ cso những công trình kiến trúc đồ sộ, mà còn có một khuôn viên vô cùng thoáng đãng. Đặt chân vào khuôn viên chùa bạn dường như sẽ quên hết mọi muộn phiền và tâm hồn bỗng thanh tịnh hơn.

Khung cảnh khuôn viên chùa rất mát mẻ, thanh tịnh do được bao bọc bởi những cánh đồng, hồ nước và những hàng cây xanh. Vào mùa lúa chín, đến chùa du khách sẽ hít được hương thoang thoảng của lúa chín. Bên cạnh đó, vẻ đẹp dịu dàng của ao sen, hàng trúc, vườn hoa sẽ mang đến cho khách thập phương cảm giác vô cùng thảnh thơi.

Ngoài ra, khuôn viên bên trong còn được tái hiện hình ảnh các vị La Hán. Một trong những cảnh được nhà chùa bố trí tạo sự gần gũi với du khách. Bạn chỉ cần đến chùa dạo quanh vườn hoa, vừa thiện uyển, ngắm nhìn tượng những vị Phật cũng đủ để thấy lòng bình an.

Chùa Thiên Hưng Bình Định

3.3 Tín ngưỡng tại chùa

Mặc dù chùa Thiên Hưng không vang danh như những ngôi chùa khác. Nhưng nơi đây lại nổi tiếng bơi sự tồn tại của Ngọc Xá Lợi i. Mỗi ngày, có hàng trăm du khách đến lễ Phật và tham quan Phật ngọc với hi cọng xua tan mọi điều ác.

Ngọc Xá Lợi của Phật tổ Thích Ca là vật linh thiêng trong tiềm thức mỗi người. Ngọc Xá Lợi tại chùa Thiên Hưng được các thầy cung nghinh từ chùa Vàng ở Yangon, Myanmar về, được xem là bảo vật linh thiêng tại chùa.

Những hoạt động tín ngưỡng tại chùa Thiên Hưng được diễn ra khá thường xuyên và trang nghiêm. Đại chúng có niềm tin nơi Phật pháp có thể đến đây cầu nguyện, mong được bình an, may mắn, công việc thuận lợi. Thành tâm xóa bỏ mọi nghiệp chướng để trong lòng tìm được sự an yên.

Chùa Thiên Hưng Bình Định

4. Một số điều cần lưu ý khi đi chùa Thiên Hưng

  • Trang phục: Khi đến chùa, bạn nhớ chú ý ăn mặc trang phục gọn gàng, kín đáo. Nhằm thể hiện lòng thành kính với đức Phật và tôn trọng sự trang nghiêm của ngôi chùa.
  • Khi tham quan chùa Thiên Hưng bạn nhớ đi nhẹ, nói khẽ, không gây ra tiếng ồn và lớn tiếng. Chùa chốn linh thiêng nên bạn cần chú ý lời ăn tiếng nói khi đang ở trong chùa.
  • Khi đến chùa bạn lưu ý nên đi vào từ cửa bên phải và đi ra cửa trái. Chú ý không nên đi vào bằng cửa chính. Vì đây là nơi dành cho các bậc cao tăng và thiên tử.Tuyệt đối phải bước qua bậc cửa không được dẫm lên.
  • Khi dâng hương bạn chỉ nên cắm duy nhất 1 cây hương vào lư hương.
  • Không được cúng phật bằng hoa dại, không được mua vàng mã dâng cúng Phật.
  • Tiền công đức nên bỏ vào hòm công đức, không bỏ trên hương án của chính điện.

Chùa Thiên Hưng Bình Định

Với vẻ đẹp độc đáo riêng biệt, cùng không gian yên bình, trang nghiêm chùa Thiên Hưng Bình Định ngày càng được rất nhiều du khách biết đến. Còn chờ gì nữa mà không nhanh chân đến chùa Thiên Hưng tận hưởng khung cảnh tuyệt vời này nào.

Bài viết liên quan

CẨM NANG DU LỊCH

Đã ăn là Nghiền đặc sản bún Rạm Quy Nhơn

Chia sẻ trên
Chia sẻ trênBún rạm Quy Nhơn đây là một trong những món ăn nằm trong danh sách đặc sản chưa ăn chưa biết Bình Định. Bún rạm Quy Nhơn có nguồn gốc xuất xứ từ đầm Châu Trúc, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định và cho đến nay đặc sản này đã trở thành món […]

CẨM NANG DU LỊCH

Kinh Nghiệm Du Lịch Phía Bắc Phú Yên Từ A – Z

Chia sẻ trên
Chia sẻ trênDu lịch phía Bắc Phú Yên là địa điểm hiện nay được rất đông du khách lựa chọn đến tham quan. Từ sau bộ phim truyền hình “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, du lịch Phú Yên nổi lên như một hiện tượng. Phú Yên vùng đất cất giấu những điều thú […]