Bánh Tráng Nước Dừa Bình Định – Đặc Sản Nổi Tiếng Bình Định

Bánh tráng nước dừa Bình Định là món ăn mang hương vị đặc trưng của xứ Bình Định. Hôm nay bạn cùng Touring tìm hiểu điều gì làm nên sự đặc trưng và hương vị của món bánh tráng nước dừa này nhé.
Quy Nhơn- Bình Định, mãnh đất yên bình cùng những bãi biển trải dài thướt tha. Đây là mãnh đất mà ai một lần ghé qua cũng đều nhung nhớ cảnh đẹp và ẩm thực nơi đây. Đặc biệt, là những món ăn dân giã, thấm đậm chân tình của con người Bình Định. Bánh tráng nước dừa chính là một chính.
Nguồn gốc món bánh tráng nước dừa Bình Định
Tương truyền, món bánh tráng nước dừa được tạo ra trong một hoàn cảnh vô cùng đặc biệt. Bánh tráng là thực phẩm ra đời cùng với bước chân thần tốc của quân đội Tây Sơn. Lúc bây giờ, đội quân Tây Sơn cần một loại lương thực để giúp mọi người hành quân đi một đoạn đường dài khoảng 650km từ Phú Xuân đến Thăng Long để đánh đuổi giặc ngoại xâm.
Chính từ giây phút này, bánh tráng đã tồn tại trong lịch sử lên đến hai thế kỉ. Cùng với sự khéo léo, những người thợ làm bánh tại Bình Định đã nghiên cứu từ những nguyên liệu có sẵn tại quê nhà tạo ra món bánh tráng nước dừa đặc trưng riêng. Món bánh này đã làm vang danh nhờ hương vị giòn tan ăn là khó quên, xứng đáng được xếp vào top món đặc sản nổi tiếng Bình Định.
>>>>> Xem thêm: Thuê xe ô tô Quy Nhơn
Nguyên liệu chính làm nên món bánh tráng nước dừa Bình Định
- Gạo
- Nước cốt dừa
- Mè
- Tiêu, tỏi, muối
- Hành hương
Quy trình làm bánh tráng nước dừa Bình Định
Nghề làm bánh tráng nước dừa đòi hỏi người làm bánh phải cực kỳ kiên trì và yêu nghề. Để tạo nên được một mẻ bánh tráng ngon. Thợ làm bánh như một nghệ nhân cần cù, chăm chút cho quá trình sản xuất bánh của mình.
Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu
Ở món này, dừa chính là tinh hoa nên phải chọn những trái dừa dày cơn, to, cơm không quá già cũng không quá non. Như vậy, mới tạo ra những chiếc bánh thơm chuẩn vị được. Sau khi dừa được chọn sẽ đem đi xay và lọc lấy phần nước cốt.
Sau khi xay nhuyễn gạo được trộn cùng bã dừa và nước dừa. Cho thêm chút mè, vài lát hành tím, ít đường, muối, hạt tiêu và vừng. Tiếp theo đưa tất cả hỗn hợp vào nồi bột, thêm nước đường và khuấy đều. Để tất cả các gia vị hoà quyện tạo nên hương vị riêng.
Bước 2: Công đoạn tráng bánh
Bánh tráng nước dừa Bình Định được làm từ một loại lò chuyên dụng dành cho làm bánh. Loại lò này rất đặc biệt với đặc điểm xung quanh xây kín, chừa lỗ trống ở cửa lò để tro, củi vào nấu. Sau đó, đặt một nồi đựng nước lớn hơn kích thước của bánh tráng. Phần trên cùng của miệng nồi đặt một lớp vải để tráng bánh lên.
Tráng bánh chính là giai đoạn đòi hỏi sự khéo léo, kì công và tỉ mỉ nhất. Khi nước sôi, ta múc một lượng bột vừa phải đổ lên tấm vải, hơi nước sẽ làm chín phần bột ở trên. Lúc này bột từ thể lỏng sẽ được kết dính lại.
Đặc biệt, khi tráng phải tán mỏng bột, phải tán thật đều không để chỗ dày chỗ mỏng gây mất thẩm mĩ cho chiếc bánh. Công đoạn này cần phải tỉ mỉ và kết hợp cùng nguyên liệu được pha trộn theo tỉ lệ hợp lí người thợ sẽ cho ra được những chiếc bánh tráng nước dừa Bình Định ngon khó cưỡng.
>>>>> Xem thêm: Thuê xe 7 chỗ Quy Nhơn tự lái
Bước 3: Xếp bánh tráng dừa trên phên
Bánh sau khi chín sẽ vớt ra xếp ngay ngắn trên các phên được đan bằng tre. Đây chính là côngd đoạn khó nhất đối với người thợ. Người thợ phải xếp bánh ra vỉ sao cho bánh phẳng đều không bị gấp. Mỗi vỉ thường sẽ xếp được từ 7 đến 10 bánh.
Bước 4: Công đoạn phơi bánh tráng
Đây chính là công đoạn cuối cùng trong quá trình làm nên một chiếc bánh tráng. Công đoạn này tuy dễ nhưng rất cực cho người thợ vì họ phải canh thời tiết. Nếu nắng to thì bánh mới cứng và mau được khô. Nhưng nếu trời không nắng phải mất 2 đến 3 ngày để phơi bánh.
Đặc biệt, khi Bình Định vào mùa mưa công đoạn này cực kì khó. Các xưởng phải trang bị thêm lò xấy để đảm bảo chất lượng của bánh tráng.
>>>> Xem thêm: QUY NHƠN BÌNH ĐỊNH CÓ ĐẶC SẢN GÌ MUA LÀM QUÀ
Cách thưởng thức bánh tráng dừa Bình Định đúng cách
Khi mua bánh tráng nước dừa về thưởng thức, nếu mua đánh đã chín nên ăn lúc vừa nướng xong sẽ cảm nhận được trọn vẹn được hương vị của món bánh tráng nước dừa.
Nhưng nếu mua bánh sống về tự nướng phải nướng bằng than hồn tay phải lật bánh liên tục. Bánh được nướng vàng đều thì mới giòn và thơm.
Bánh khi gặp lửa than, phồng rồi vàng rụm, thơm mùi hành phi hoà với hương thơm của nước cốt dừa và vừng sẽ rất kích thích vị giác. Bánh có thể ăn không hoặc ăn cùng tương ớt và xì dầu.
Bạn có thể nướng bánh trên cồn hoặc bếp ga. Nhưng nướng bằng bếp ga bánh sẽ không chín đều. Còn nướng trên cồn bánh sẽ đậm mùi cồn.
>>>>> Xem thêm: Nem Chợ Huyện đặc Sản Nem Chua Bình Định
Cách bảo quản bánh tráng nước dừa
Bánh sau khi nướng là dùng để ăn liền. Vì thế, khi bánh đã nướng chín nên bảo quản nơi khô ráo, bọc trong bao ni lông và buộc kín. Điều này đảm bảo độ ngon và giòn khi lấy bánh ra thưởng thức.
Dù bánh sống hay đã nướng tuyệt đối không được để nơi ẩm ướt. Bánh sẽ ẩm mốc và giảm đi chất lượng đó.
>>>> Xem thêm: Bánh Hồng Tam Quan – Bình Định món bánh đặc trưng ngày cưới
Những địa chỉ bán bánh tráng nước dừa ở Bình Định
Bánh tráng nước dừa món quà ý nghĩ của dân xứ dừa Tam Quan – Bình Định. Rất đông du khách đến Bình Định du lịch, công tác đều chọn mua bánh tráng về làm quà.
Vì nhu cầu sử dụng ngày càng lớn nên bánh tráng nước dừa gần như được bày bán ở hầu hết các siêu thị, cửa hàng đặc sản trên cả nước. Tuy nhiên, để thưởng thức được hương vị chuẩn nhất thì bạn phải đến Bình Định nhé.
Một số địa chỉ bán bánh tráng nước dừa tại Bình Định
- Số 30, Nguyễn Tất Thành – Siêu thị đặc sản Thanh Liêm
- Số 156, Nguyễn Huệ – Đặc sản Như Ý
- Số 61, Vũ Bảo – Đặc sản Phụng Nga
- Số 7, Nguyễn Tất Thành – Đặc sản Hương Biển
Bánh tráng nước dừa Bình Định món ăn tuy mộc mạc, đơn giản nhưng để lại nhiều dấu ấn trong lòng du khách và người con Bình Định. Nếu có đến thăm Bịnh Định nhất định phải mua bánh tráng nước dừa về làm quà và để dành thưởng thức nhé.
>>> Tham khảo thêm tại đây: