BẠN ĐÃ BIẾT GÌ VỀ GHỀNH RÁNG TIÊN SA

Ghềnh Ráng Tiên Sa nằm ở phía Đông Nam Thành phố Quy Nhơn, cách trung tâm thành phố 3km, Ghềnh Ráng có diệ tích rộng 35 ha, là quần thể sơn thạch trải sát biển khơi với nhiều khối đá, phiến đá đá hình dạng phong phú. Từ trên đỉnh núi có thể ngắm nhìn bao quát toàn bộ phía đông của thành phố Quy Nhơn và xa hơn là bán đảo Phương Mai và Đầm Thị Nại như một bức tranh thuỷ mặc. Cũng bởi lẽ ấy nên chàng thi sĩ Hàn Mạc Tử đã lựa chọn nơi này làm nơi ẩn mình suốt phần đời ít ỏi còn lại mà trong bài hát Hàn Mạc Tử ta vẫn hay nghe: “dốc Quy Nhơn gầy đón chân chàng đến”.

Khu du lịch Ghềnh Ráng Tiên Sa
SỰ TÍCH VỀ GHỀNH RÁNG – TIÊN SA?
Ghềnh Ráng, cái tên đó không biết có từ lúc nào? Có phải nó ra đời cùng với các cư dân Việt đánh cá đầu tiên sinh sống ở ven biển Quy Nhơn?
Theo nhiều ngư dân chuyên nghề biển truyền rằng: khi thuyền đi biển , lái sang bên trái gọi là “cay”, qua bên phải gọi là “biết”, quay mũi thuyền theo chiều gió gọi là “nhượng”, đỡ gió trong buồm gọi là “ráng”. Mỗi khi thuyền đi ngang Gành này phải đỡ gió trong buồm ra cho nên từ đấy người ta gọi nơi đây là Gành Ráng. Lâu dần được phát âm là Ghềnh Ráng.
Ngoài Ra nó được gọi là Ghềnh Ráng – Tiên Sa từ một truyền thuyết: Ngày xưa, ở Bồng Sơn có một gia đình nghèo sinh hạ được 1 cô con gái xinh đẹp. Năm lên 17, nhan sắc kiều diễm của nàng đã nổi tiếng cả vùng và đã lọt vào tai quan huyện, quan buộc cha mẹ nàng phải gả nàng về cho quan. Vì không muốn chịu cảnh đời tủi nhục mà nàng đã cùng người yêu rời quê hương ẩn náu, tuy nhiên quan huyện lại lần ra tung tích nàng , y nhờ tên Tổng Đốc Bình Định giúp đỡ.

Quán Cafe Ghềnh Ráng Tiên Sa
Nhưng không ngờ rằng, vị quan này củng thích sắc đẹp nàng củng muốn chiếm đoạt nàng. Để hoàn thành ý đồ xấu với nàng, quan Tổng Đốc bắt người yêu nàng đi lính và đày nơi quan ải xa, còn nàng ở nhà bị cưỡng ép làm vợ, nếu không ưng thuận sẽ phải giao nộp mười cân yến sào trong thời hạn 1 tháng để dâng vua.
Giữ cho trọn thuỷ chung với chàng , thân liễu yếu đào tơ, nàng quyết tâm vượt biển ra đảo tìm tổ yến. May thay, ra tới đảo lại thấy chàng trốn quay về, nghe nàng bày tỏ, chàng đã thay nàng lên đường tìm yến. Đến thời hạn nộp yến nhưng nàng không thấy bóng chàng đâu. Đêm hôm đó, nàng trốn vào Quy Nhơn. Quan Tổng Đốc liền cho quan lính đuổi theo.
Nàng chạy trốn trong núi Vũng Chua (phía Tây Ghềnh Ráng) , bỗng sấm chớp đùng đùng, núi nứt thành 1 khe lớn và nàng cũng biến mất. Khi trời quang mây tạnh, khe núi biến thành dòng suối mát lành, nằm vắt vẻo sườn núi tựa như cây cầu giữa mặt đất và bầu trời mênh mông (ngày nay người ta gọi suối này là Suối Tiên) Chàng trai sau khi tìm được yến, trên đường quay về thì mưa lớn gió giật mạnh khiến toàn bộ yến sào bị cuốn trôi.

Bãi Tắm Hoàng Hậu Ghềnh Ráng Tiên Sa
Nhìn đến Ghềnh Ráng thấy bóng dáng nàng lúc ẩn lúc hiện, chàng chạy về hướng này. Từ đấy mỹ danh “Ghềnh Ráng – Tiên Sa” được lưu truyền tận ngày nay.
>>>>> Xem thêm: Tour du lịch Quy Nhơn
DU LỊCH GHỀNH RÁNG – TIÊN SA CÓ GÌ?
Đến với Ghềnh Ráng, chắc chắn nơi phải vào thăm trước tiên là khu Mộ Hàn Mặc Tử – linh hồn của khu du lịch. Người ta hay nói với nhau rằng chưa viếng mộ Hàn Mặc Tử có nghĩa là chưa đến Quy Nhơn. Cũng bởi lẽ ấy, hàng năm khu du lịch Ghềnh Ráng đón cả ngàn lượt khách du lịch trong và ngoài nước, ít nhất cũng là để một lần đến dâng nén nhang tưởng nhớ.
Vài nét về Hàn Mặc Tử
Nhà thơ Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ngày 22/9/1912 tại Lệ Mỹ, Đồng Hới, Quảng Bình. Hàn Mặc Tử theo thân sinh đi lại nhiều nơi và theo học các trường tiểu học Quy Nhơn, Bồng Sơn, Sa Kỳ. sau khi cha qua đời ông theo mẹ về ở Quy Nhơn, sau đó ông theo học ở trường Pellarin Huế. Năm 1930 ông thôi học về Quy Nhơn với mẹ. Hàn Mặc Tử có đến 6 anh chị em, trong đó có người anh cả là Nguyễn Bá Nhân, hiệu Mộng Châu – một nhà thơ Đường Luật – Người dìu dắt ông vững vàng bước vào làng thơ.
Hàn Mặc Tử mất vào ngày 11/11/1940 tại nhà thương Quy Hoà sau 4 năm vật lộn với căn bênh phong hoành hoành. Có thể nói phần lớn thơ của ông ra đời trong những năm ông điều trị bệnh này tại đây. Đây là thời kỳ đỉnh cao của ông trong sự nghiệp văn chương, thời kỳ khẳng định vị thế của ông trên thi đàn Việt Nam.
Mộ Hàn Mặc Tử
Sau khi ông qua đời, do lo sợ lây nhiễm mà thi hài ông phải mai táng ở nghĩa trang nhà thương. Ngày 13/01/1959, mộ ông được chuyển đến Ghềnh Ráng. Mộ ông đươic xây theo kiểu thức tân thơi, nấm mooj hình chữ nhật nằm trên 3 cấp bậc cao và rộng, phía trên đầu có tượng đức mẹ Maria đứng nhìn xuống nấm mồ và dang hai tay như thể đón nhận linh hồn nhà thơ đang quỳ dưới chân. Ngọn đồi nơi Hàn Mặc Tử đang an nghỉ được nhiều anh em nghệ sĩ đặt tên là “đồi Thi Nhân”. Con dốc lên mộ mang tên là dốc Mộng Cầm – một người tình của Hàn Mặc Tử.
Sau khi thăm mộ, du khách sẽ tham quan một số dấu vết của phế tích “Lầu Bảo Đại”, do vua Bảo Đại cho xây dựng vào khoảng năm 1927, nhằm đáp ứng một chuyến nghĩ mát của ông mỗi khi đến kinh lý tại Bình Định.
Hướng tầm mắt ra xa hơn, du khách được chiêm ngưỡng những kiệt tác nghệ thuật của thiên nhiên: đó là phù điêu khuôn mặt con người trên một mắt đá lớn, tượng đá đầu sư tử nhô ra biển Đông, tượng vọng phu, đền tiên nữ. .. và cuối cùng là Hòn Chồng – một tảng đá khổng lồ nằm trên một tảng đá khác.

Tham quan khu trưng bài thơ Hàn Mạc Tử
Bãi tắm Hoàng Hậu ( Bãi Trứng)
Đến với Thắng Cảnh Ghềnh Ráng – Tiên sa chúng ta không thể không nhắc đến bãi tắm Hoàng Hậu, Cái tên độc đáo của bãi tắm này cũng là điều khiến cho các du khách hiếu kỳ. Trước đây, vua Bảo Đại có vi hành qua đây, vì cảnh sắc thơ mộng hữu tình nên vua đã ra lệnh nghỉ.
Lúc này, vợ của vua là Nam Phương hoàng hậu cũng rất say mê với vẻ đẹp của khu vực này đã lựa chọn nó là bãi tắm dành cho bà. Từ đấy trở đi, nhiều người thường gọi bãi tắm với cái tên Hoàng Hậu.

Dia diem du lich quy nhon
Du khách tới đây sẽ có thể ngắm cảnh biển trời trong xanh, hưởng từng cơn gió mát lành và được thoả sức vui đùa trên các tảng đá xanh tròn và nhẵn có hình dạng giống với những quả trứng khổng lồ với nhiều kích cỡ khác nhau. Chính vì thế, nhiều người đã gọi bãi tắm là Bãi Trứng Chim. Cảm giác được bước chân trần trên các tảng đá vừa có một chút thách thức nhưng không thiếu phần thích thú.
Bạn có thể chiêm ngưỡng cảnh đẹp của bãi biển Hoàng Hậu từ trên ngọn đồi Thi Nhân hoặc đứng trên ngọn hải đăng gần đấy. Đứng tại một tầm cao mới, du khách sẽ có thể ngắm được quang cảnh đại dương bao la, rộng lớn.
Đặc biệt, nếu được ở đây vào khoảng một buổi chiều tà và tận hưởng những cơn gió biển se lạnh, bạn sẽ thấy tâm hồn rất thư thái, dễ chịu. Sự bé nhỏ của con người trước thiên nhiên đã khơi gợi cho chúng ta bao cảm xúc!

Checkin Ghềnh Ráng Tiên Sa
Bãi tắm Tiên Sa
Chưa hết trầm trồ với nét khác lạ của bãi biển ở bãi tắm Hoàng Hậu, du khách còn bị hút hồn trước vẻ đẹp thơ mộng của bãi Tiên Sa. Nơi đây được ví như một Nha Trang thu nhỏ với các rặng thông xanh ngắt, kết hợp hoàn hảo với sắc trắng của bãi cát mịn màng cùng màu xanh trong vắt của nước.
So với các bãi biển ở Nha Trang thì bãi Tiên Sa có lẽ không được mấy người nhắc tên. Nhưng nếu đã một lần đặt chân tới Quy Nhơn, quý khách hẳn sẽ nhớ hoài không nguôi nét nguyên sơ và nên thơ hiếm có của nó. Bãi tắm với cái tên đặc biệt này cộng với bãi Hoàng Hậu là hai mảnh ghép không thể nào thiếu, tạo ra nét độc đáo cho khu du lịch Ghềnh Ráng.
Từ bãi Tiên Sa leo tới đỉnh Ghềnh Ráng; vươn tầm mắt ra xa ngắm toàn cảnh biển Quy Nhơn đẹp đến ngỡ ngàng với mặt biển trong thẳm; các ngọn núi sừng sững vây quanh; bầu trời cao mênh mông xanh biếc; tất cả hoà quyện tạo thành một bức tranh sơn thuỷ hữu tình.

Check in bãi tắm Tiên Sa
Nhà Thờ Ghềnh Ráng Tiên Sa
Nhà thờ Ghềnh Ráng nằm ở phía dưới giáp khu mộ thi sĩ Hàn Mạc Tử nên hiếm người biết đến. Ngày 11 tháng 02 năm 1963 là ngày lễ Đức Mẹ Lộ Đưc và đến ngày Trà Kiệu không còn trực thuộc Giáo phận Qui Nhơn nữa thì Cha Giuse Maria Phạm Châu Diên đã khởi công xây hang đá Đức Mẹ Gành Ráng mà hiện nay thành Trung Tâm Thánh Mẫu của Giáo phận Qui nhơn. Nhà thờ do linh mục Phạm Châu Diên đứng đầu quản lí và chính thức hoàn thành vào tháng 8/1964. Khi tham quan nơi đây, quý khách phải đi theo một lối đi khá quanh co vì công trình toạ lạc trên sườn dốc. Tuy nhiên khi đến đây bạn sẽ ngỡ ngàng trước lối kiến trúc cổ kính tuyệt đẹp, cùng với không khí trong lành sẽ giúp bạn có được giây phút bình yên nơi đây.
Thế mới thấy thiên nhiên ban tặng cho Quy Nhơn biết bao nhiêu là cảnh đẹp mê đắm lòng người, nơi đó có Ghềnh Ráng – Tiên Sa. Hy vọng bài viết trên bổ ích với các bạn và cuối cùng nếu bạn và người thân đang có ý định ghé qua thành phố nhỏ nhưng đầy quyến rũ Quy Nhơn này, thì chớ ngần ngại liên lạc ngay Touring.vn để chắc chắn chuyến đi của bạn sẽ trở nên thú vị và nhiều kỷ niệm cùng nhau.

Khu du lịch Ghềnh Ráng