Làng nghề Bình Định

Nón ngựa Phú Gia Gò Găng – Làng Nghề Truyền thống sứ Nẫu

Chia sẻ trên
5/5 - (2 bình chọn)

Làng Nón Ngựa Phú Gia – nét đẹp truyền thống của miền đất võ Bình Định

Nón ngựa Phú Gia Gò Găng làng nghề có tuổi đời gần 400 năm ví như một nốt nhạc yên bình cất giữ nhiều vẻ đẹp tiềm ẩn của người Bình Định.

Nếu như Hà Nội nón quai thao, xứ Huế mộng mơ có nón bài thơ thì đất võ Bình Định có nón ngựa Phú Gia biểu tượng cho sự dũng mãnh, uy phong , gắn với những đội quân Tây Sơn thần tốc.

Nón ngựa Phú Gia Gò Găng

Đôi nét về làng Nón Ngựa Phú Gia.

Nón ngựa là một trong năm sản phẩm tiêu biểu của làng nghề thủ công mỹ nghệ Bình Định, được “sản xuất” tại xã Kỉ Hương, huyện Phù Cát. Là sản phẩm đặc trưng của văn hóa phục sức, nón ngựa có giá trị nghệ thuật cao đang được người dân Làng nghề Jixiang từng bước hoàn thiện, trên cơ sở giảm bớt sản phẩm thô, duy trì sản phẩm truyền thống, đồng thời tăng cường quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Vị trí Làng Nghề Nón Ngựa Phú Gia Gò Găng

Làng Nón Phú Gia thuộc xã Cát Tường, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, cách trung tâm Quy Nhơn khoảng 45km về hướng Bắc.

Đây là nơi làm nên những chiếc nón lá nổi tiếng trong và ngoài nước đồng thời là một điểm du lịch         được khách tham quan ” săn đón ” ở Bình Định.

Là nón lá gò găng

Không khí sôi động từ cuộc sống và công việc hàng ngày của người dân làng nghề nón ngựa Phú Gia làm cho người ta thấy lại một quãng lịch sử tái hiện với những nét văn hoá về đời sống xã hội Việt Nam xưa.

Làng nghề nón ngựa Phú Gia đã được UBND tỉnh Bình Định chứng nhận là làng nghề truyền thống, đạt danh hiệu Làng nghề tiêu biểu Việt Nam và được lựa chọn xây dựng mô hình Làng văn hoá – du lịch các dân tộc Việt Nam.

Lịch sử hình thành làng nón Ngựa Phú Gia

 Làng nón ngựa Phú Gia có tuổi đời gần 400 năm. Sở dĩ gọi tên nón ngựa là bởi chiếc nón có được sự dẻo dai và rắn chắc rất phù hợp với người đội khi đi ngựa. Ngày xưa, các nghệ nhân ở đây làm nên chiếc nón Phú Gia này là chủ yếu để vua và quan dùng khi ngồi trên lưng ngựa. Đặc biệt từ thời vua Quang Trung , nón ngựa Phú Gia đã gắn chặt với đội quân thần tốc Tây Sơn.

Hình ảnh các lý trưởng, quan lại cưỡi trên lưng ngựa , đội nón ngựa bịt bạc trên khắp con đường làng đã trở thành ký ức ở các làng quê Bình Định vào trước năm 1945. Vì thế những hoạ tiết trang trí trên mũ ngựa cũng khác nhau, phù hợp với chức vụ và địa vị của mỗi người đội.

Khung nón ngựa

 

>>> Xem Thêm : Thuê xe Quy Nhơn – Touring Travel

Sản phẩm nón Ngựa Phú Gia – Gò Găng 

 Theo nhiều nghệ nhân ở đây, thời xưa, nón ngựa được làm chủ yếu phục vụ riêng cho tầng lớp quan lại, quý tộc với các mẫu hoạ tiết tinh tế như long, ly, quy, phụng để khẳng định quyền uy của thời đại phong kiến.

Những người có chức sắc khác nhau thì các mẫu hoa văn sẽ được in khác nhau và dựa theo hoạ tiết mà ta có thể đoán ra cấp bậc của mỗi vị quan lại.

Chính vì vậy nên nón của làng nghề nón ngựa Phú Gia nổi tiếng có hoa văn tinh xảo, sang trọng mà hiếm ở đâu có được.

Đặc biệt là những nét hoa văn như mai, lan, cúc, trúc vì nó là biểu tượng của vẻ thanh cao, quý phái, thể hiện được sự thay đổi của thời tiết bốn mùa. ..

Nón Ngựa Phú Gia

Ở làng nghề nón ngựa Phú Gia, hiện nay có hơn 400 hộ tham gia sản xuất. Và 2 loại nón chính với mức giá khác nhau, đó là nón ngựa và ngón lá.

Chiếc nón lá được sản xuất theo theo nguyên mẫu truyền thống, hầu như kỹ thuật và quy trình không khác với nón Huế, nón Quảng thường có giá khoảng 300.000 – 500.000 đồng/chiếc, tuỳ theo kích thước.

Đối với chiếc nón ngựa làm công phu và bắt mắt hơn, trên chóp mũ được đính kết bạc hoặc vàng có chạm khắc rồng, lân, quy, phượng; quai nón đan từ các tấm vải đỏ hay đen, chỗ dưới cằm có chỏm tua giá khoảng 2,5 triệu đồng.

Ngoài dùng để bán và xuất khẩu, ở làng Phú Gia nón ngựa là một trong các vật dụng không thể nào thiếu trong những ngày cưới hỏi khi đó trong dịp này chú rể sẽ đội loại nón ngựa này để đến rước nàng về dinh như một nét văn hoá của nơi đây.

Nón lá của làng nghề nón ngựa Phú Gia thực sự là ” kiệt tác “, chúng không những gìn giữ được vẻ văn hoá truyền thống của chiếc nón lá Việt mà còn gửi vào đó những hình ảnh sống động, những câu chuyện lịch sử hào hùng của đất nước.

Kỹ thuật đan nón lá của làng nghề nón ngựa Phú Gia

Để làm ra 1 chiếc nón ngựa truyền thống lại phải cần đến nhiều nguyên liệu khác, đòi hỏi sự tỉ mỉ và kiên trì của người thợ thủ công. Ngày nay, nón ngựa truyền thống không được các nghệ nhân làm với số lượng lớn, vì mất nhiều thời gian mà đầu ra của sản phẩm chưa được thông thoáng lắm, dẫn đến tiền vô túi người thợ rất nhỏ giọt. Do vậy, mặc dù nghề làm nón truyền thống ở Phú Gia còn được lưu giữ, tuy nhiên những chiếc nón độc đáo và tinh xảo từ cách nay mấy chục năm ngày càng hiếm hoi.

Chuẩn bị nguyên liệu tỉ mỉ

Khác với hình dung của nhiều người khi nghĩ đến những nguyên liệu đơn giản khi làm nón lá, nón ngựa Phú Gia cũng làm từ tre, lá, . .. nhưng được chọn lựa một cách kỹ lưỡng và tỉ mỉ vô cùng.

Người làng nghề nón ngựa Phú Gia phải lên thượng nguồn các huyện Tây Sơn, Vĩnh Thạnh giáp ranh với Tây Nguyên để đốn cây giang mang về chặt ra từng miếng, đem phơi khô rồi tước ra thành cây tăm rất nhỏ và mảnh.

Chuẩn bị nguyên liệu làm nón lá

Lá kè (lá cọ) làm nón không được quá già hay quá non, đem phơi nắng , phơi sương cho lá vừa khô lại có được sự mềm mại cần thiết. Các nguyên liệu khác gồm rễ dứa rừng, cước, chỉ màu, vải the. .. cũng phải được chọn lựa kỹ càng.

>>> Xem thêm : Làng Nghề Bình Định – Touring.vn

Công đoạn làm nón ngựa Phú Gia – Gò Găng

Để hoàn thiện một chiếc nón của làng nghề nón ngựa Phú Gia, người nghệ nhân phải tập trung thực hiện 20 công đoạn làm nón ngựa. Trong đó, 4 công đoạn quan trọng nhất là làm sườn mê, thắt nan sườn, thêu hoa văn trên sườn và lợp lá lên nón.

Lá nón từ lúc mua đã được từng thành viên vuốt cho thẳng ra, tiếp đến những người nghệ nhân sẽ đưa lá qua lưỡi cày được làm nóng, kéo đều tay nhằm giữ lá phẳng và không bị hư lá.

Công đoạn tạo sườn mê và thắt nan sườn chính là làm khung cho vành nón, yêu cầu người thợ cần có kỹ thuật một cách điêu luyện.

Tiếp theo là nước quay nón, đầu tiên là ” Bứt vòng “: Người nghệ nhân sẽ sử dụng dao, cước để quấn vòng chiếc nón; sau đó, lấy lá bên trong dải đều trên khuôn; cuối cùng dùng lớp lá ở ngoài phủ lên trên.

Công đoạn thứ ba ” Khâu nón “: Người nghệ nhân làng nghề nón ngựa Phú Gia sẽ dùng kim, cước để khâu toàn bộ các vành nón từ trên chóp nón xuống đến vòng cạp (phần to nhất của nón) . Sự khéo léo của người thợ khâu sẽ thể hiện qua những đường kim.

Công đoạn cuối cùng  là khâu đánh giá độ tinh xảo của chiếc nón. Các nghệ nhân thực hiện thêu hoa văn, lúc này bề mặt của nón như một khung tranh nghệ thuật.

Từng nét vẽ đều chứa đựng tất cả tấm chân tình, lòng tự hào của nghệ nhân được biểu hiện bằng sự khéo léo và tinh xảo. Đây cũng chính là nét độc đáo của chiếc nón làng nghề nón ngựa Phú Gia mà không nơi đâu có được.

Nón ngựa Gò găng

Ngày nay để thích ứng với đời sống mới, chiếc nón ngựa đã được cách tân để việc thực hiện trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn bao giờ hết đồng thời những hoạ tiết trên nón cũng được thay đổi cho phù hợp với xu thế hiện tại. Cũng bởi vậy, nón ngựa được khá đông du khách gần xa yêu thích nhờ độ tỉ mỉ và tinh xảo của mỗi chiếc nón.

Làng Nghề Nón Ngựa Phú Gia – Gò Găng 

Có thể thấy, làng nghề nón ngựa Phú Gia là một trong những làng nghề không chỉ có lịch sử lâu dài mà vẫn phát triển bền vững cho tới hôm nay.

Làng nghề hiện đang ngày càng phát triển và được giới thiệu sản phẩm rộng rãi trên thế giới, trở thành một điểm đến lý thú cho những du khách yêu thích khám phá.

Làng nghề nón ngựa Phú Gia là niềm tự hào của người dân đất võ Bình Định cũng như dân tộc Việt Nam, hình ảnh lá nón chứa đựng biết bao câu chuyện về một thời đại lịch sử hào hùng và thăng trầm phát triển văn hoá mỹ nghệ của dân tộc

Khâu nón ngựa gò găng

Khi đến với làng nghề bạn sẽ có dịp được gặp gỡ và tận mắt nhìn thấy các nghệ nhân và những người dân sinh sống tại Phú Gia làm những sản phẩm nón ngựa này. Ở Phú Gia ai cũng được đào tạo dạy nghề ngay khi còn  bé, sẽ không mấy bất ngờ khi bạn bắt gặp ai ai ở làng cũng có khả năng làm nón từ những người già đến các bạn trẻ đâu nha!

Ngoài ra, bạn cũng có thể mua cho mình một vài chiếc nón ngựa xinh xinh và nên lựa chọn dây quai nón để làm điểm nhấn trên bộ trang phục của mình.

Nếu bạn đã quen thuộc với các cuộc rong chơi sôi động, cuồng nhiệt thì mình tin chắc chuyến hành trình đến làng nón ngựa Phú Gia sẽ là một trải nghiệm khác, một chuyến du lịch yên bình và vô cùng thú vị nữa.

>>> Xem thêm : Tour Quy Nhơn

Bài viết liên quan

Làng nghề Bình Định

Tôm hùm Tre Bình Định – Làng nghề truyền thống

Chia sẻ trên
Chia sẻ trênTôm hùm tre Bình định được làm hoàn toàn thủ công nguyên liệu chính làm nên nhũng con tôm hùm sinh động y chan thật chủ yếu từ Tre . Như chúng ta biết, từ lâu tre đã trở nên thân thuộc với từng con người và là biểu tượng của văn hoá […]

Đặc Sản Bình Định

Rượu Bầu Đá Bình Định thách thức mọi tửu lượng

Chia sẻ trên
Chia sẻ trênRượu Bầu Đá Bình Định là sự kết hợp của nhiều yếu tố. Đầu tiên đó là sự kế thừa mạch nước ngọt ngào của ngọn nguồn sông Kôn được làm lạnh và lọc ra từ các hộc đá ngầm ở Vực Bà, Nước Miên, Nước Trinh, sông Kôn, Hầm hô. .. Tiếp […]

logoSaleNoti