CẨM NANG DU LỊCH

Ghé Thăm 10 Làng Nghề Truyền Thống Ở Bình Định Nổi Tiếng

Chia sẻ trên
5/5 - (181 bình chọn)

Làng nghề truyền thống ở Bình Định nơi lưu giữ những giá trị truyền thống của người dân đất võ. Các làng nghề là một trong những yếu tố giúp du khách hiểu thêm về vùng đất Bình Định. Cùng Touring tìm hiểu 10 làng nghề truyền thống tại đây nhé!

1. Làng nghề truyền thống ở Bình Định – Nét đẹp cổ xưa

Đến với Bình Định, du khách không chỉ đắm mình trong khung cảnh thiên nhiên xinh đẹp. Khám phá nét đẹp văn hoá các cụm tháp Chămpa nổi tiếng. Nghệ thuật bài Chòi, Tuồng, thưởng thức những tiết mục võ cổ truyền. Bên cạnh đó, còn có dịp ghé thăm trải nghiệm cuộc sống bình dị, dân giả của những làng nghề truyền thống lâu đời.

Ngày nay, Quy Nhơn – Bình Định hiện là một địa điểm có nhiều làng nghề truyền thống với đa dạng ngành nghề. Trên toàn tỉnh Bình Định hiện có 41 làng nghề truyền thống. Trong đó, có một số làng nghề có tính đặc trưng cao, tiêu biểu cho văn hoá Bình Định. Thường các làng nghề này sẽ tập trung tại huyện Hoài Nhơn và An Nhơn.

2.Tổng hợp 10 làng nghề truyền thống ở Bình Định tiêu biểu

2.1. Rượu Bàu Đá – làng nghề ở Bình Định

  • Địa chỉ: Xóm Bàu Đá, thôn Cù Lâm, Nhơn Lộc, An Nhơn

Cách thành phố Quy Nhơn 30km về hướng Tây Bắc, bạn đi theo quốc lộ 1A sẽ đến làng Rượu Bàu Đá. Đây là một trong các làng nghề nổi tiếng tại Bình Định, lọt top 10 đặc sản rượu nổi tiếng nhất Việt Nam. Ngoài bí quyết về chưng cất, thì mạch nước ngầm trong vùng chảy ra từ nhiều đỉnh núi chính là yếu tố làm nên hương vị và danh tiếng của Rượu Bàu Đá.

Ngoài ra, sự độc đáo của loại rượu này còn thể hiện ở phương pháp nấu thủ công, dễ say nhưng không gây đau đầu. Hiện nay, danh tiếng của loại rượu này đã lan rộng khắp cả nước, là món quà không thể thiếu đối với du khách khi ghé đến Bình Định. 

làng nghề truyền thống ở bình định

2.2. Nghề gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu – Làng nghề truyền thống ở Bình Định

  • Địa chỉ: Thôn Nhạn Tháp, Nhơn Hậu

Làng nghề mỹ nghệ Nhơn Hậu cách Quy Nhơn khoảng 30km. Sản phẩm của làng nghề nổi tiếng không chỉ bởi chất lượng và sự tinh tế, mà còn mang tính đặc trưng của văn hoá Bình Định. Một số sản phẩm của làng nghề gồm: lục bình, bộ ấm trà, bàn ghế, tủ bếp… Các sản phẩm của làng nghề hiện nay không chỉ tiêu thụ mạnh trong nước mà còn được xuất khẩu sang một số nước như: Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc…

Khi đến làng nghề mỹ nghệ Nhơn Hậu, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những sản phẩm tinh xảo làm từ bàn tay tài hoa của các nghệ nhân. 

làng nghề truyền thống ở bình định

2.3. Làng nghề rèn Tây Phương Danh – Đập Đá 

  • Địa chỉ: Phường Đập Đá, An Nhơn

Làng nghề rèn ở Tây Phương Danh có mặt phải đến 300 năm. Vào lời này, nông nghiệp phát triển mạnh mẽ nên cần các loại công cụ chế tác từ kim khí. Cụ tổ Đào Giã Vọng là người khởi nguồn nên làng nghề. Với kĩ thuật rèn kim khí từ phương Bắc đem về truyền thụ cho người dân địa phương kiếm kế sinh nhau, đồng thời phục vụ sản xuất. 

Từ đó nghề rèn được duy trì và phát triển đến nay. Hầu hết làng nghề hiện nay đang làm rèn với nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau. Hiện nay, các sản phẩm của làng nghè nổi tiếng với chất lượng cao và tinh xảo đã có mặt khắp cả nước. Cũng nhờ nghề làm rèn mà dân làng có cuộc sống ổn định.

Hàng năm, nhằm ngày 12 tháng 2 âm lịch, tưởng nhớ công ơn người khai sinh ra nghề rèn, người dân Tây Phương Danh tổ chức lễ hội làng rèn. Lễ hội không chỉ có sự góp mặt của các hộ đang làm nghề rèn tại địa phương, mà còn thu hút đông đảo khách tham quan gần xa.

làng nghề truyền thống ở bình định

2.4. Đúc Đồng Bằng Châu – Làng nghề ở Bình Định

  • Địa chỉ: Đập Đá, An Nhơn, Bình Định

Nghề đúc đồng Bằng Châu một làng nghề thủ công từ lâu đời. Để có được một sản phẩm hoàn thiện cần trải qua nhiều bước như: chuẩn bị nguyên liệu, nấu đồng, làm khuôn đúc, tu sử nhà đúc, lò đúc, lắp khuôn đúc, chế tạo sản phẩm và thực hiện kỹ thuật đúc.

Sản phẩm của làng đúc gồm một số loại như: nồi, chảo, đèn thờ, mâm… Theo thời gian, nghề đúc đồng ở Bằng Châu không những không bị mai một, mà còn được tạo điều kiện thuận lợi để phát triển. Sản phẩm làm ra ngày một mang tính thẩm mỹ cao, tinh xảo, mẫu mã đa dạng như: nồi, đèn thờ, hộp đựng trầu, cồng chiêng… và các vật dụng trang trí. 

Người dân trong làng nghề vừa giữ gìn nét độc đáo riêng của nghề, vừa biến nghề truyền thống thành nguồn nguồn sinh lợi chính. 

làng nghề truyền thống ở bình định

2.5. Làng nghề gốm Vân Sơn

  • Địa chỉ: Xã Nhơn Hậu, An Nhơn, Quy Nhơn

Nghề làm gốm Vân Sơn xuất phát từ làng gốm Nhạn Tháp kế bên, cách đây khoảng 300 năm.

Hiện nay, các gia đình làm gốm thường tập trung ở khu vực xóm Mới và xóm Trong. Đất làm gốm là loại đất sét màu trắng ngà không lẫn sạn. Làng nghề có đủ các loại sản phẩm từ: vò, chậu, ấm, nồi… to nhỏ khác nhau. Đặc biệt, có cả đồ chơi trẻ em như: bếp lò, heo đất, ấm cho các bé chơi đồ hàng. Nhưng sản phẩm bán chạy nhất là các loại chậu hoa và bếp lò.

làng nghề truyền thống ở bình định

2.6. Làng nghề nón ngựa Phú Gia

  • Địa chỉ: Xã Cát Tường, Phù Cát

Nghề làm nón ở Phú Gia đã có mặt rất lâu đời và lưu giữ cho đến bây giờ. Nón ngựa Phú Gia nổi tiếng bở đặc điểm bền, đẹp, rẻ. Có hai loại chính: nón lá và nón ngựa. Nón lá được sản xuất gần giống quy trình, kỹ thuật làm nón Huế. Còn nón ngựa thì công phu hơn, hầu như chỉ những thợ lành nghề ở Phú Gia mới làm được. Loại nón này bây giờ chủ yếu bán cho những người muốn tìm lại nét xưa, sản xuất theo hợp đồng hoặc phục vụ khách du lịch.

Đặt chân đến làng Phú Gia, bạn sẽ được ngắm nhìn sự khéo léo của các cô thôn nữ, các mẹ, các chị cắm cúi bên khung lợp. Cảm nhận sự duyên dáng, thanh bình mà có lẻ không làng nón nào có được. Mỗi năm hàng trăm chiếc nón Phú Gia được tiêu thụ trên khắp mọi miền Tổ Quốc.

làng nghề truyền thống ở bình định

2.7. Nghề dệt chiếu cói Hoài Châu Bắc – Làng nghề truyền thống ở Hoài Nhơn

  • Địa chỉ: Hoài Châu Bắc, Hoài Nhơn

Nghề dệt chiếu cói đã có từ rất lâu đời tại Bình Định. Chiếu có rất nhiều loại: khổ hẹp, khổ rộng, chiếu hoa và chiếu trơn.

Chiếu trơn được làm khá đơn giản từ cói trắng không nhuộm màu. Còn chiếu hoa khi làm đòi hỏi sự công phu. Chiếu hoa ở đây không phải dệt chiếu trắng xong mới dùng khuôn in hoa giống một số nơi khác. Mà phải chọn cói về nhuộm màu, màu sắc tuỳ theo người sản xuất. Màu vàng, màu xanh, màu đỏ, màu lục. Phẩm được nấu lên và nhúng sợi cói vào, nhúng từng nạm một, tiếp đó đem đi phơi. Những sợi cói sau khi phơi khô được đem dệt thành chiếu hoa. Thường trên mỗi tấm chiếu hoa chính giữa sẽ có chữ song hỉ, chữ thọ hoặc chữ trăm năm hạnh phúc. Ở đây bốn góc sẽ là bốn hoa văn lớn hoặc tứ linh.

Những năm gần đây, nhằm nâng tầm giá trị cây cói, cũng như giải quyết việc làm cho người dân. Bên cạnh dệt chiếu, người dân còn sản xuất các sản phẩm từ cói như: túi xách, mũ…

làng nghề truyền thống ở bình định

2.8. Làng nghề thảm xơ dừa Tam Quan

  • Địa chỉ: Tam Quan, Quy Nhơn, Bình Định

Nhắc về cây dừa Bình Định, người ta nghĩ ngay đến xứ dừa Tam Quan. Các sản phẩm từ xơ dừa tại Tam Quan với nguồn gốc thiên nhiên, gần gũi môi trường, mẫu mã phong phú, đẹp. Độ bền cao đã có mặt khắp nơi trên cả nước và cả xuất khẩu sang một số nước trên thế giới. Hiệ nay, nhằm tăng giá trị cho các sản phẩm từ dừa, ngoài sản xuất thảm xơ dừa. Các cơ sở còn sản xuất một số sản phẩm làm từ dừa như: con ba ba, con cá heo, hộp đựng trà, giá để rượu…

làng nghề truyền thống ở bình định

2.9. Nghề truyền thống ở Bình Định – Bánh tráng Trường Cửu

  • Địa chỉ: Trường Cửa, Nhơn Lộc, Bình Định

Làng nghề bánh tráng ở Bình Định rất phổ biến, nhưng nổi tiếng nhất chính là làng nghề Trường Cửu. Bánh tráng tuy không mỏng, trắng nhưng rất thơm ngon. Nhờ vậy mà tạo nên hương vị thơm ngon, khác biệt.

Làng nghề bánh tráng Trường Cửu có mặt từ hàng trăm năm về trước. Trước kia, chỉ có vài chục hộ làm việc này. Nhưng nay tiếng lành đồn xa, bánh tráng trở thành món ăn phổ biến thì người làm bánh tráng cũng ngày một nhiều hơn. Hiện nay, có khoảng 200 hộ làm bánh tráng chuyên nghiệp.

làng nghề truyền thống ở bình định

2.10. Làng nghề truyền thống ở Bình Định – Sản xuất tôm tre

  • Địa chỉ: Phường Bình Định, An Nhơn

Từ xưa, tre đã trở nên quen thuộc với người dân Việt Nam. Rất nhiều sản phẩm sinh hoạt hằng ngày của người dân được làm từ tre. Ngày nay, nhờ bàn tay khéo léo của các thợ thủ công tre đã trở thành những sản phẩm mỹ nghệ tinh xảo , có giá trị kinh tế cao. Đặc biệt, sản phẩm con tôm làm bằng tre được rất nhiều du khách ưa thích. Tôm tre sản phẩm đòi hỏi sự tỉ mỉ và công phu.

làng nghề truyền thống ở bình định

Bài viết trên đây là thông tin về những làng nghề truyền thống ở Bình Định chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn. Hi vọng, những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có chuyến tham quan đến các làng nghề tại Bình Định đáng nhớ nhất. Touring.vn đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ cho Thuê xe tại Quy Nhơn , Rất mong nhận được sự ủng hộ của quý khách hàng trong thời gian sắp đến ! Trân trọng cảm ơn quý khách hàng đã đọc qua bài viết 

 

Bài viết liên quan

CẨM NANG DU LỊCH

Kinh Nghiệm Du Lịch Phía Bắc Phú Yên Từ A – Z

Chia sẻ trên
Chia sẻ trênDu lịch phía Bắc Phú Yên là địa điểm hiện nay được rất đông du khách lựa chọn đến tham quan. Từ sau bộ phim truyền hình “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, du lịch Phú Yên nổi lên như một hiện tượng. Phú Yên vùng đất cất giấu những điều thú […]

CẨM NANG DU LỊCH

Các lễ hội Văn Hóa đặc sắc nhất tại Bình Định bạn nên khám phá

Chia sẻ trên
Chia sẻ trênCác lễ hội Bình Định được xem như là phương thức để lưu truyền giữ gìn văn hóa dân tộc. Đã du lịch Quy Nhơn – Bình Định thì không nên bỏ lỡ cơ hội trải nghiệm các lễ đặc sắc độc đáo. Mang đậm chất xứ Nẩu với hàng nghìn di sản […]

logoSaleNoti