Làng nghề Bình Định

Khám Phá Làng Nghề Gốm Vân Sơn Bình Định

Chia sẻ trên
5/5 - (1 bình chọn)

Làng nghề gốm Vân Sơn là một trong những làng nghề thủ công cổ nhất Bình Định. Nơi đây vẫn còn giữ được hơi ấm nghề cho đến nay. Cùng Touring tìm hiểu về làng nghề thuyền thống này nhé!

Lịch sử làng nghề gốm Vân Sơn – Bình Định

  • Địa chỉ: Xã An Nhơn, Nhơn Hậu, Bình Định

Ngày xưa, làng gốm nằm tại xóm An Xuân, thôn Nhạn Tháp, xã Nhơn Hậu, An Nhơn. Cách đây khoảng 70 năm, đất sét tốt dùng để làm nguyên liệu tại vùng này khan hiếm. Vì vậy, trung tâm làng gốm phải chuyển ra gần vùng nguyên liệu mới. Từ đây làng gốm Vân Sơn hình thành.

Ngày nay, nghề làm gốm không còn thịnh như xưa. Nhưng nghề này cũng đủ cho người dân trong làng duy trì kế sinh nhai. Những chuyến xe lăn bánh đồng nghĩa với những sản phẩm như: chậu đất, nồi đất, ấm đất, lò đất, nồi… có mặt ở khắp mọi miền Tổ Quốc.

Những năm gần đây, ngoài thị trường Huế, Đà Nẵng gồm Vân Sơn còn được nhiều nơi như Quảng Ninh, Kiên Giang biết đến và đặt mua.

Mặc dù trải qua biết bao thăng trầm, làng nghề vẫn còn tồn tại đến nay một phần do sản phẩm ở đây tạo được tính thẩm mỹ, giá cạnh tranh và bền. Vì thế, được thị trường trong tỉnh Bình Định và các tỉnh lân cận tin dùng. 

Làng Nghề Gốm Vân Sơn

 

>>>>> Xem thêm: Thuê xe tại Quy Nhơn

Làng nghề gốm Vân Sơn

Đặt chân đến làng gốm Vân Sơn bạn sẽ nhìn thấy những thứ bạn chưa bao giờ thấy. Từ chiến bàn xoay, đống đất, cách trồng lò, cách dỡ lò.

Bằng bàn tay khéo léo người thợ có thể làm được các loại hàng thủ công mỹ nghệ, các loại phù điêu. Nói về góc độ kỹ thuật thì không có thứ gì thợ làm gốm Vân Sơn không làm được.

Làng Nghề Gốm Vân Sơn

 

>>>> Xem thêm: Suft Bar Quy Nhơn – Quán Cafe View Biển Đẹp Nhất 2023

1. Cách chọn đất làm gốm Vân Sơn

Đất sét dùng làm gốm phải là loại đất có đủ độ mịn nhất định. Đất được lấy lên từ hố sẽ được nén chặt ngay tại chỗ. Khi đất cứng và dẻo thì người thợ sẽ chia chúng ra thành những miếng nhỏ để ráo. Sau đó, người thợ tiếp tục đập vỡ đất lại rồi dùng bao bọc kín chúng. Loại đất này nếu chẳng may thấm nước sẽ làm mất độ bền của đất. Làm sản phẩm khi nung sẽ bị biến dạng. 

Làng Nghề Gốm Vân Sơn

2. Cách tạo hình sản phẩm gốm Vân Sơn

Cho vừa đủ đất để tạo hình sản phẩm lên bàn gỗ xoay. Tạo hình xong, người thợ dùng dao nhỏ để vẽ, kẻ hoặc khắc hoa văn, đường viền trang trí. Tiếp theo đem hong khô 3 – 4 ngày. Cuối cùng đưa vào lò nung ở nhiệt độ 700ºC.

Làng Nghề Gốm Vân Sơn

 

>>>>> Xem thêm: Thuê xe 7 chỗ Quy Nhơn tự lái

3. Cách xếp gốm Vân Sơn vào lò nung

Công việc xếp gốm và lò nung được gọi là trồng lò. Công đoạn nung cũng được chính tay người trồng lò thực hiện. Người thợ trồng lò kéo là người xếp được nhiều sản phẩm trong cùng một không gian lò. Thợ sẽ chồng sản phẩm nhỏ vào trong cái to hơn. Cứ thực hiện như vậy cho đến khi không chồng được nữa. Tiếp đó, mang bỏ vào một cái chum, cái chum đó đã được luồn vào một cái chum đại. Công việc này tuy đơn giản nhưng cũng cần sự cẩn thận rất nhiều vì khi xếp người thợ còn phải đè, điều chỉnh sao cho khi nung sản phẩm không bị vỡ, sứt mẻ. Vì nếu để gần nhau gốm sẽ co lại không đều gây méo sau khi nung.

Làng Nghề Gốm Vân Sơn

>>>>> Xem thêm: Làng nghề Bình Định – Khám phá cuộc sống người dân sứ nẫu

4. Phương pháp nung gốm Vân Sơn

Để có được màu đỏ người ta hay đốt lò với cây chành ràng. Loại cây này gặp lửa sẽ cháy cực nhanh. Ngọn lửa đến đâu gốm sẽ đỏ rực ngay đến đấy. Đất sét Vân Sơn rất đẹp nhưng nếu thiếu ánh lửa chành ràng thì không thể tạo ra sản phẩm có sắc đỏ quyến rũ như gốm Vân Sơn được. Gần đây, vì khan hiếm đất dân làng phải mua đất ở xa. Tuy nhiên, với kinh nghiệm của mình người thờ Vân Sơn luôn duy trì được cái màu đỏ quyến rũ đấy. 

Trải qua hàng trăm năm, biết bao thăng trầm làng gốm Vân Sơn vẫn tồn tại. Người thợ Vân Sơn với niềm tin yêu nghề truyền thống, vẫn cố gắng vượt qua những cực nhọc của nghề để đem lại cho người dùng những sản phẩm màu đỏ tươi nguyên, rất thân thương, gần gũi.

Gốm Vân Sơn không trau chuốt, cầu kì mà chân chất, hồn hậu. Lặng lẽ góp phần tạo nên nét đẹp riêng cho vùng đất Vân Sơn, Bình Định.

Làng Nghề Gốm Vân Sơn

Tóm lại, qua bài viết chúng tôi muốn giới thiệu về làng nghề gốm Vân Sơn, Bình Định. Hy vọng, bài viết sẽ giúp bạn biết thêm về gốm Vân Sơn. Nếu có dịp đến Quy Nhơn đừng quên ghé thăm làng gốm Vân Sơn nhé!

>>> Tham khảo thêm tại đây: 

 

Bài viết liên quan

Làng nghề Bình Định

Làng nghề rèn Tây Phương Danh Đập Đá

Chia sẻ trên
Chia sẻ trênLàng nghề Rèn Tây Phương Danh nằm trên địa bàn phường Đập Đá, thị xã An Nhơn, cách Quy Nhơn khoảng 30km, nghề rèn có mặt ở Tây Phương Danh đã có đến 300 năm tuổi. Thời này khi nông nghiệp phát triển mạnh mẽ nên khắp nơi rất cần những thứ dụng […]

Đặc Sản Bình Định

Rượu Bầu Đá Bình Định thách thức mọi tửu lượng

Chia sẻ trên
Chia sẻ trênRượu Bầu Đá Bình Định là sự kết hợp của nhiều yếu tố. Đầu tiên đó là sự kế thừa mạch nước ngọt ngào của ngọn nguồn sông Kôn được làm lạnh và lọc ra từ các hộc đá ngầm ở Vực Bà, Nước Miên, Nước Trinh, sông Kôn, Hầm hô. .. Tiếp […]

logoSaleNoti